Đường Cao Tốc Biên Hòa Vũng Tàu (được ký hiệu toàn tuyến là CT13). Đây là dự án đường cao tốc ở tại miền Đông Nam Bộ. Dự án này có tổng chiều dài là 77,6 km nối liền 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây chính là 1 trong 5 Dự Án Đường Cao Tốc Kết Nối với Sân Bay Long Thành
Cao Tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có vị trí như thế nào?
Theo đơn vị tư vấn chính là Công ty CP Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam – Tedi South. Điểm đầu của dự án này tại tuyến Võ Nguyên Giáp thuộc phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. (Nơi giao nhau với Quốc lộ 1A – Tuyến tránh TP Biên Hòa, cách ngã 3 Vũng Tàu khoảng 6,5km). Đi qua các địa bàn các xã, phường là: Phước Tân, Tam Phước (thành phố Biên Hòa), Long Đức, Lộc An, An Phước, Long An, Long Phước. Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Tóc Tiên, Châu Pha (thị xã Phú Mỹ). Phước Thái (huyện Long Thành) của tỉnh Đồng Nai. Long Hương – thành phố Bà Rịa, phường 12 – thành phố Vũng Tàu.
Điểm cuối chính là nút giao thông vòng xoay Vũng Vằn, TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đường cao tốc này chạy song song cùng với Quốc Lộ 51, có cắt với 2 cao tốc là Cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và cao tốc Bến Lức – Long Thành (nguồn từ wikipedia).
Dự án do liên doanh bao gồm các công ty Tổng công ty IDICO, Tổng công ty Sông Đà cùng Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam làm chủ đầu tư. Liên doanh này cũng đã thành lập một Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển. Để có thể quản lý và thực hiện dự án.Tuy nhiên bởi vì không xác định được nguồn vốn đầu tư và những phương án đầu tư không khả thi, nên tháng 6/2015 BVEC đã giao lại hồ sơ của dự án cho bộ GTVT. Cho đến tháng 7 thì bộ cũng đã chính thức chấm dứt việc đầu tư vào dự án của công ty này. Theo như Thông Tin Quy Hoạch mới nhất từ bộ GTVT, dự án sẽ được khởi công chậm nhất sẽ vào năm 2020 sau 10 năm nghiên cứu và sẽ được hoàn thành vào năm 2025.
Thủ tướng phê duyệt chủ trương tiến độ đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
Thủ tướng cũng vừa quyết định phê duyệt chủ trương cho đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 1) theo như phương thức đối tác công tư (PPP), với tổng mức đầu tư là khoảng 19.616 tỷ đồng: gồm có phần vốn của các nhà đầu tư khoảng 12.987 tỷ đồng, phần vốn từ nhà nước tham gia ơt trong dự án khoảng 6.629 tỷ đồng cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ cho tái định cư.
Dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có chiều dài là 53,7km. Trong đó: điểm đầu kết nối với tuyến tránh quốc lộ 1 đi qua thành phố Biên Hòa, điểm cuối tại km53+700 giao với quốc lộ 56 thuộc về thành phố Bà Rịa.
Đường cao tốc này cũng được xây dựng theo như tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế là 100 km/h.
Giai đoạn 1 đầu tư với quy mô là mặt cắt ngang từ 4 làn xe cho đến 6 làn xe theo như từng đoạn tuyến: đoạn từ điểm đầu của dự án đến nút giao Long Thành (giao với tuyến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây) gồm 4 làn xe; đoạn từ nút giao Long Thành cho đến nút giao Tân Hiệp (giao với tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành) gồm có 6 làn xe; đoạn từ nút giao Tân Hiệp cho đến điểm cuối dự án là 4 làn xe.Dự kiến của dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ được thực hiện theo như hình thức đối tác công – tư (PPP), là loại hợp đồng BOT. Bộ GTVT cũng đã dự kiến được thời gian thực hiện, phương án tổ chức quản lý và kinh doanh, trong đó trong giai đoạn 2021-2022 sẽ là khoảng thời gian chuẩn bị dự án, từ năm 2022-2023 sẽ được lựa chọn nhà đầu tư, giai đoạn 2022-2024 sẽ tập trung giải phóng mặt bằng và tái định cư. Dự kiến rằng giai đoạn 2024-2026 sẽ được thi công xây dựng công trình.
Lý do xây dựng tuyến cao tốc biên hòa – vũng tàu?
Tình trạng kẹt xe ở trên Quốc Lộ 51 thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang ngày càng trở nên thường xuyên. Điều này sẽ gây khó khăn về kinh tế. Đặc biệt là vấn đề về vận chuyển hàng hóa vào Cảng Cái Mép – Thị Vải.
Ngành du lịch của Bà Rịa – Vũng Tàu cũng theo đó mà bị ảnh hưởng rất lớn. Vì khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác đến Vũng Tàu cũng chủ yếu là đi qua quốc lộ 51.
Giám đốc của sở Giao thông – vận tải tỉnh Đồng Nai cũng đã cho biết không chỉ riêng tỉnh Vũng Tàu bị ùn tắc. Mà Quốc Lộ 51 đoạn qua tỉnh Đồng Nai cũng thường xuyên gặp tình trạng tương tự. Ông cũng cho hay “ Các khu công nghiệp của tỉnh nằm dọc theo quốc lộ 51 từ thành phố Biên Hòa đến sát Bà Rịa – Vũng Tàu. Lượng xe chờ hàng đi ở trên tuyến đường này là rất đông.”Vậy nên, lãnh đạo của hai tỉnh cũng đã đi đến thống nhất: Đã đến lúc cần phải đầu tư tuyến đường Cao Tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Để có thể giảm tải cho quốc lộ 51 mới có thể đáp ứng được những nhu cầu về phát triển kinh tế của cả 2 tỉnh.
Phương án đầu tư xây dựng cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
TEDI đã đưa ra 3 phương án để xây dựng.
- Phương án 1 là đầu tư toàn tuyến, vốn Bà Rịa – Vũng Tàu đầu tư là hơn 4.000 tỷ đồng, vốn của Trung ương và Đồng Nai đầu tư là hơn 10.000 tỷ đồng, kêu gọi số vốn đầu tư khoảng 11.000 tỷ đồng.
- Phương án 2 là Bà Rịa – Vũng Tàu cùng với Đồng Nai sẽ đầu tư với mức chi phí 6.800 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng; kêu gọi nguồn vốn đầu tư 11.000 tỷ đồng và Trung ương sẽ hỗ trợ thêm 5.000 tỷ đồng để xây dựng đường cao tốc. Còn lại tuyến nối đầu tư với hơn 2.000 tỷ đồng sẽ do Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện.
- Phương án 3: phần 1 Trung ương và Đồng Nai sẽ đầu tư với số vốn 5.000 tỷ đồng để cho việc giải phóng mặt bằng, Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng, còn lại sẽ kêu gọi đầu tư hơn 7.800 tỷ đồng để xây dựng cơ bản.
Sau khi nghe TEDI báo cáo, Chủ tịch Nguyễn Văn Thọ giao Sở Giao thông vận tải cùng với UBND tỉnh đã lập báo cáo nghiên cứu số tiền khả thi dự án để trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho những chủ trương đầu tư.
Thiết kế dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
Dự án này được xây dựng 7 nút giao liên thông và 13 cầu vượt dòng chảy. 4 cây cầu vượt đường ngang và 19 cây cầu đường ngang vượt qua đường cao tốc. Với tổng diện tích đất được sử dụng để xây dựng dự án là khoảng 588,5 ha. Tổng mức đầu tư được dự kiến là hơn 19.000 tỷ đồng, trong đó số ngân sách Trung Ương hỗ trợ là 6.770 tỷ đồng. Vốn của nhà đầu tư huy động là 12.242 tỷ đồng. Còn lại là vốn tạm ứng đến từ ngân sách của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Sau khi Thủ tướng đã phê duyệt chủ trương đầu tư, 2 địa phương sẽ phải phối hợp lập khung chính sách để bồi thường. Giải phóng mặt bằng và trình lên với Thủ tướng phê duyệt để triển khai thực hiện.
Theo như phương án thiết kế đã được đưa ra thì toàn tuyến sẽ có 4 nút giao ở giữa tuyến. Cao Tốc Biên Hòa – Vũng Tàu cùng với các đường khác. Đó chính là nút giao đường Võ Nguyên Giáp. Cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Cao tốc Bến Lức – Long Thành và điểm giao cắt cùng với quốc lộ 51. Vào cụm của cảng Cái Mép – Thị Vải.Lợi ích khi hoàn thiện và đưa vào sử dụng dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
Dự án Cao Tốc Biên Hòa – Vũng Tàu khi được hoàn thiện dự kiến sẽ mang đến nhiều giá trị. Làm thúc đẩy mạnh kinh tế của cả 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu đặc biệt là khi kết hợp cùng với sân bay Quốc tế Long Thành.
Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng cho biết. Khi hoàn thành, dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Sẽ giảm tải cho Quốc lộ 51, sẽ tạo được sự liên kết nhanh về giao thông các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu với TP.HCM và các vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam. Tuyến đường này còn kết nối được với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây Và Bến Lức – Long Thành, đường liên Cảng Cái Mép – Thị Vải, sân bay Long Thành… Góp phần hoàn thiện hơn mạng lưới các tuyến đường cao tốc ở Việt Nam trong những năm tới đây.
Trên đây là tất cả những thông tin chi tiết quan trọng của dự án này. Chúng tôi đã tổng hợp được để có thể gửi đến bạn những thông tin về dự án này. Rất hy vọng rằng các bạn sẽ có được cho mình được nhiều những thông tin hữu ích.