Quy hoạch cao tốc Hồng Lĩnh – Hương Sơn, Hà Tĩnh nhằm đảm bảo sự kết nối giữa các trung tâm kinh tế, các đầu mối giao thông quan trọng có nhu cầu vận tải lớn, tốc độ cao và muốn góp phần tránh ách tắc giao thông UBND cũng như người dân hai khu vực Hồng Lĩnh – Hương Sơn. Chúng ta hãy cùng Gia An đi sâu vào tìm hiểu dự án này nhé!
1. Mục tiêu của quy hoạch cao tốc Hồng Lĩnh – Hương Sơn
- Nhằm nhanh chóng hình thành mạng đường cao tốc để có thể đảm bảo kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các cửa khẩu và các mối giao thông quan trọng có nhu cầu vận tải lớn và tốc độ cao.
- Cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Hà Tĩnh nói chung cũng như hai khu vực này nói riêng và với chiến lược phát triển ngành và Quốc gia.
- Xác định được những động lực chính từ đó nêu ra được tính chất cùng với quy mô phát triển các đô thị chức năng của hai khu vực Hương Sơn – Hồng Lĩnh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
- Định hướng xây dựng không gian tổng thể trên cơ sở tạo sự liên kết hợp lý, khai thác hiệu quả. Hạn chế tối đa các khó khăn, các bất cập và giữ vững các tiềm năng, thế mạnh để phát triển bền vững cho hai khu vực này.
- Đề xuất những chương trình, dự án ưu tiên đầu tư và hoạch định các chính sách để làm công cụ quản lý và kiểm soát các không gian đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, dịch vụ du lịch của hai khu vực này.
- Điều hơn cả đường cao tốc được thiết lập tách biệt nhưng vẫn đảm bảo liên kết đường bộ hiện có nên vẫn giữ được môi trường và cảnh quan cũng như góp phần giải quyết được vấn đề ách tắc giao thông trên địa bàn Hồng Lĩnh – Hương Sơn.
- Củng cố vị trí quan trọng về mặt an ninh quốc phòng của hai khu vực.
2. Tính chất quy hoạch cao tốc Hồng Lĩnh – Hương Sơn
- Hồng Lĩnh – Hương Sơn là vùng kinh tế trọng điểm, tổng hợp, khu vực động lực quan trọng của Hà Tĩnh, có tiềm năng lớn về phát triển nền kinh tế.
- Là vùng có tiềm năng phát triển về diện du lịch, có cảnh quan thiên nhiên đa dạng, giàu bản sắc văn hoá với các khu di tích lịch sử.
- Là vùng có ý nghĩa quan trọng về An ninh Quốc phòng, củng cố an ninh cho Hà Tĩnh.
- Là đầu mối giao lưu phát triển kinh tế, cửa ngõ giao thông, trao đổi thương mại giữa các khu vực lân cận như Nghệ An, Quảng Bình.
Dự báo quy mô phát triển
Dân số
Dân số của hai vùng Hồng Lĩnh và Hương Sơn cho đến nay tổng là 183.205 người, trong đó có khoảng một nửa dân số đô thị và khu vực động lực phát triển kinh tế.
Đất đai
Hiện nay tổng diện tích của hai khu vực là 99,66 km2 với nhu cầu sử dụng đất xây dựng đô thị và các khu động lực phát triển kinh tế ngày càng cao và xây dựng thêm nhiều công trình đa dạng và là diện tích để phát triển tuyến đường cao tốc bắt ngang hai khu vực này.
Định hướng phát triển không gian hai vùng
- Trọng tâm của hai vùng này là KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và các khu đô thị Hồng Lĩnh. Khu vực này tập trung phát triển công nghiệp chế biến, các cụm dịch vụ hậu cần, lấy công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp – thương mại – dịch vụ làm mũi nhọn. Khai thác du lịch biển và cửa khẩu để thu hút và gia tăng lượng khách từ các nơi khác đến.
- Quốc lộ 1 gắn kết KKt Vũng Áng với mỏ sắt Thạch Khê và các đô thị động lực trong đó có thị xã Hồng Lĩnh, Nước Sốt (Hương Sơn) giúp vùng này có trục phát triển kinh tế theo hướng Bắc Nam.
- Quốc lộ 8 gắn kết với KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và các khu vực, KKT ven biển và Hồng Lĩnh, Nước Sốt (Hương Sơn) nằm trong khu vực này giúp vùng này phát triển theo hướng Đông Tây.
Định hướng phát triển hệ thống khu đô thị và dân cư nông thôn
Định hướng phát triển hệ thống đô thị
Trong vài năm nữa sẽ phát triển khu đô thị Hồng Lĩnh và sẽ mở rộng kinh tế sang khu vực Hương Sơn.
Định hướng phát triển hệ thống dân cư nông thôn của hai vùng Hồng Lĩnh – Hương Sơn
Bố trí trên cơ sở định hướng về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế hai vùng cũng như hiện trạng phân bố dân cư, các điểm dân cư nông thôn kết nối giao thông với các tuyến liên xã, liên vùng trong dự án xây dựng đường cao tốc Hồng Lĩnh – Hương Sơn đáp ứng yêu cầu sinh sống và sản xuất của người dân theo tiêu chí nông thôn mới.
Khi quy hoạch các khu đô thị thì tuyến đường này chính là cầu nối chủ đạo cho việc phát triển kinh tế và có thể liên doanh giữa hai khu vực.
Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội
Định hướng hệ thống dịch vụ thương mại
Trung tâm thương mại cấp vùng: Cửa khẩu Cầu Treo.
Trung tâm thương mại cấp khu vực phía Bắc tỉnh tại các khu đô thị Hồng Lĩnh.
Định hướng hệ thống du lịch
Tổng quỹ đất dành cho phát triển du lịch của hai vùng này khá lớn và có nhiều khu di tích lịch sử với các không gian du lịch chủ yếu như:
- Di tích lịch sử văn hoá như: Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông, núi Hồng Lĩnh, chùa Tượng Sơn, nhà thờ tiến sĩ Nguyễn Văn Lễ, nhà thờ chưởng vệ Cao Thắng, đền khai Quốc Công Thần Nguyễn Tuấn Thiện, nhà thờ Lê Hữu Tạo, đến Bạch Vân và Chùa Thịnh Xá.
- Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo.
Đây là điều khiến thu hút các du khách du lịch bởi tuyến đường cao tốc Hương Sơn – Hồng Lĩnh là cầu nối giúp cho du khách di chuyển nhanh hơn không lo ùn tắc giao thông.
Định hướng hệ thống công nghiệp
Trung tâm công nghiệp Khu kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo phát triển nền công nghiệp đa ngành, công nghiệp chế biến nông sản, điện tử lắp ráp và dịch vụ cửa khẩu, logistic và mở rộng nền công nghiệp hai vùng.
Từ những ý chính trên chúng ta có thể thấy được rằng khi xây dựng tuyến đường cao tốc Hương Sơn – Hồng Lĩnh sẽ tạo ra được nhiều lợi ích trong việc phát triển nền kinh tế giữa hai khu vực. Là cầu nối giúp hai khu vực này có thể tương tác và bổ trợ lẫn nhau để vực mạnh nền kinh tế để sáng cùng với các thị trường trọng điểm trong nước cũng như ngoài nước. Không những thế, các loại xe có vận tải lớn và tốc độ cao thì đây chính là điểm mạnh. Lưu thông tắc nghẽn vào những giờ cao điểm. Bài viết đến đây là kết thúc, mong rằng bài viết của Gia An có thể giúp bạn hiểu hơn về quy hoạch xây dựng tuyến đường cao tốc Hương Sơn – Hồng Lĩnh và từ đó thấy được các lợi ích từ việc xây dựng tuyến đường cao tốc này.