Bản vẽ xây dựng là tập hợp các hình vẽ kết cấu, kiến trúc của công trình. Bản vẽ sẽ thể hiện mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt và mỗi mặt sẽ có những ký hiệu khác nhau. Bài viết này sẽ giải thích cho bạn mặt cắt là gì và ký hiệu mặt cắt trong bản vẽ xây dựng.
1. Các ký hiệu mặt cắt trong bản vẽ xây dựng
Ký hiệu trong bản vẽ xây dựng là tập hợp các hình vẽ, ký hiệu được ngành thiết kế xây dựng quy ước chung với mục đích dễ dàng đọc hiểu về nó.
Ký hiệu được chia thành hai loại: ký hiệu vật liệu, ký hiệu đồ nội thất.
1.1. Ký hiệu vật liệu
Các ký hiệu vật liệu được sử dụng để chú thích và thể các vật liệu sẽ được sử dụng trong từng phần công trình. Dưới đây là một số ký hiệu vật liệu được sử dụng phổ biến
1.2. Ký hiệu đồ nội thất.
Nhóm ký hiệu này được sử dụng để thể hiện cách bố trí đồ đạc và nội thất công trình.
2. Mặt cắt là gì?
Bản vẽ mặt cắt sẽ thể hiện được không gian bên trong của ngôi nhà sau khi cắt một không gian theo chiều thẳng đứng và song song.
Mặt cắt thể hiện bao gồm chiều cao của nhà, chiều cao của các tầng, chiều cao của các lỗ cửa, sàn mái, cầu thang.
Nếu mặt cắt dọc theo chiều dài thì gọi đó là hình cắt dọc, nếu theo chiều ngang ngôi nhà thì gọi là hình cắt ngang.
Mặt cắt dùng để thể hiện hình dạng và cấu tạo chi tiết bị cắt mà trên các hình chiếu khó thể hiện được.
3. Phân loại mặt cắt
Mặt cắt được chia ra làm 2 loại: mặt cắt thuộc hình cắt và mặt cắt không thuộc hình cắt.
Trong mặt cắt không thuộc hình cắt được chia làm 2 loại:
- Mặt cắt rời
Mặt cắt rời là mặt cắt được đặt nằm ngoài hình biểu diễn tương ứng.
- Mặt cắt chập
Là mặt cắt đặt trên hình biểu diễn tương ứng. Nét liền mãnh được vẽ các đường bao mặt cắt chập.
4. Các quy tắc vẽ mặt cắt
- Các đường gạch gạch của các kí hiệu vật liệu được vẽ bằng nét mảnh, nghiêng một góc thích hợp, tốt nhất là 45 độ với đường bao chính hoặc với trục đối xứng mặt cắt.
- Khoảng cách các đường gạch gạch phụ thuộc vào độ lớn của miền gạch và tỷ lệ của bản vẽ, lớn hơn hoặc bằng hai lần chiều rộng của nét đậm và lớn hơn 0.7mm.
- Ký hiệu vật liệu của hai chi tiết kề nhau phải phân biệt bằng hướng gạch, hoặc khoảng cách giữa các nét gạch gạch, đường gạch phải so le nhau. Được tô đen các mặt cắt hẹp có bề rộng nhỏ hơn 2mm.
- Trường hợp có các mặt cắt hẹp kề nhau thì phải để khoảng trống không nhỏ hơn 0,7 mm giữa các mặt cắt hẹp này.
5. Nguyên tắc đọc bản vẽ xây dựng
- Đọc bản vẽ theo đúng trình tự từng tầng. Sau đó đến các phòng chức năng khác như phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, phòng vệ sinh…
- Để hình dung công trình nên đọc bản vẽ phối cảnh trước.
- Bản vẽ hình chiếu đứng sẽ giúp bạn hình dung về kiến trúc, hình dáng bên ngoài của công trình.
- Đọc bản vẽ không gian của từng tầng
- Luôn chú ý xem lại kết cấu và các thông số kỹ thuật của bản vẽ như móng, cột, cầu thang,…
Thứ tự đọc đúng bản vẽ xây dựng :
- Đọc bản vẽ mặt bằng và nội thất
- Đọc bản vẽ các hình chiếu đứng
- Đọc bản vẽ mặt cắt
- Đọc bản vẽ phối cảnh
- Đọc bản vẽ kết cấu
- Đọc bản vẽ móng
Bản vẽ móng được chia làm 5 bản vẽ và được đọc lần lượt là:
- Bản vẽ mặt cắt móng băng
- Bản vẽ cổ móng chi tiết
- Bản vẽ mặt cắt tường móng
- Bản vẽ mặt cắt dầm chân thang
- Bản vẽ móng đơn chi tiết
Tóm lại, ký hiệu mặt cắt trong bản vẽ xây dựng cũng giống với ký hiệu chung trong bản vẽ xây dựng. Bài này chúng tôi đã chia sẽ những thông tin chi tiết về mặt cắt. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức giúp ích cho bạn. Các bạn có thể tham khảo những thông tin hữu ích khác về xây dựng- kiến trúc chỉ có tại Trần Anh Group.