Cây cẩm thị là loại cây thường được trồng ở miền Bắc. Loại cây này trồng lấy gỗ vừa làm cây cảnh trong nhà đều được. Ngoài trồng để làm đẹp không gian, loại cây này còn dùng để làm cây phong thủy mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho người sở hữu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đặc điểm cây cẩm thị và ứng dụng của loại cây này trong bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về cây cẩm thị
- Cây cẩm thị có tên gọi khoa học là Diospyros chevalieri Lec. Loại cây này thường mọc hoang ở miền Trung và miền Nam nước ta, ngoài ra chúng còn phân bổ ở Ấn Độ, Lào, Campuchia,…
- Cây có dạng thân gỗ, bên ngoài khá xù xì, lớp vỏ gỗ màu đen, càng già vỏ cây càng nứt.
- Cành non có lông mịn. Cây có hoa và quả. Hoa đực dài 3-5cm, mọc theo từng cụm, còn hoa cái đơn độc. quả có dạng hình tròn.
- Lá nhỏ, có màu xanh đậm, có hình trái xoan ngược.
- Cây ưa sáng, dễ trồng, nhân giống bằng cách gieo hạt.
- Vỏ cây còn dùng để làm thuốc, gây ngứa nên hạn chế chạm vào.
2.Phân loại cây cẩm thị và ứng dụng
Cây cẩm thị được chia làm 2 loại: cây cẩm thị lấy gỗ và cây cẩm thị trồng làm cảnh.
2.1. Cây cẩm thị lấy gỗ
Đặc điểm:
- Cây có chiều cao từ 12 – 18m, vỏ đen, thô ráp, thân cây gỗ cong và có rất nhiều cành mọc theo nhiều hướng khác nhau.
- Cành phân chia thành nhiều nhánh, dài, mềm và thường rủ xuống. So với thân thì cành có màu nhạt hơn và bề mặt nhẵn.
- Lá đơn màu xanh lục đậm, dài 5 – 25cm, rộng 4 – 9cm; lá dày, nhẵn; gốc lá tròn có hai tuyến ở mặt dưới.
- Hoa của cây thuộc loại hoa đơn tính, mọc ở nách lá hoặc đầu cành; không có cuống, cụm hoa đực có 3-7 hoa, nhị đực khoảng 15-18 nhị. Trong khi đó, hoa cái có 1-2 chiếc, có 8 nhị đực lép.
- Quả cẩm thị màu vàng, mọng, có lông tơ mềm, có từ 4 – 5 hạt, mỗi hạt dài 1 – 1,2cm, màu nâu bóng và dẹt.
Hiện nay, có rất nhiều loại gỗ cẩm thị nhưng dựa vào màu sắc chia thành 3 loại chính: cẩm thị xanh, cẩm thị đen, cẩm thị tía.
Cây cẩm thị lấy gỗ thường được nhầm lẫn với cây thị (núi). Hai loại này mặc dù cùng một chi, hình dáng có chút giống nhau nhưng 2 loại này hoàn toàn khác nhau. Về mặt giá trị gỗ thì cây cẩm thị lấy gỗ có giá trị cao hơn cây thị. Cây cẩm thị là loại gỗ tốt không có phải là loại gỗ thông thường, chung có rất nhiều ứng dụng trong đời sống.
Ứng dụng:
Trong các loại gỗ cẩm, cây cẩm thị được mệnh danh là vua của dòng gỗ cẩm, chúng luôn được ưu tiên dùng để thiết kế, sản xuất đồ nội thất.
Loại gỗ cao cấp này hiện nay có giá trị thị trường rất cao, bởi sự khan hiếm và mang những ưu điểm vượt trội của mình. Loại gỗ này thường được dùng để chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nội thất, lục bình,.. dĩ nhiên những sản phẩm từ loại gỗ này cũng không rẻ. Tuy nhiên, đối với những người chơi gỗ thì với mức giá này thì hoàn toàn hợp lý.
Bên cạnh đó, vỏ và quả cây cẩm thị còn được dùng để làm thuốc.
2.2. Cây cẩm thị trồng để làm cảnh
Cây dùng để trồng làm cảnh sẽ có kích thước nhỏ hơn, thích hợp trồng trong chậu để trang trí trong nhà hoặc khu vực tiểu cảnh sân vườn nhưng nhược điểm của nó là trồng loại cây này trong chậu kiến thường đục gốc cây, nếu không chăm sóc kỹ lưỡng cây sẽ dễ bị chết.
3. Ý nghĩa phong thủy của cây cẩm thị
- Cây cẩm thị mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp cho người sở hữu nó. Nhờ vào ưu điểm sức sống bền vững cho nên nó biểu tượng cho cuộc sống thịnh vượng. Trồng loại cây này trong nhà thu hút được vận may, kích tài lộc cho gia chủ, mang đến cho gia chủ sự may mắn, thuận lợi trong mọi việc.
- Cây cẩm thị làm cảnh thường được tạo dáng bonsai độc đáo, thu hút người nhìn tạo nên không gian tinh tế. Bản chất của chúng là loại cây quý hiếm, cao cấp nên khi đặt trong nhà sẽ làm tăng nguồn năng lượng tích cực, vượng khí giúp cho các thành viên trong gia đình vui vẻ và lạc quan.
Ngày nay, cây cẩm thị đang bị khai thác quá mức dẫn đến loại cây này đang bị khan hiếm nên nhiều người vẫn chưa biết nhiều thông tin về loại cây này. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được giá trị của loại cây này mang lại. Bài viết này, Trần Anh Group chúng tôi đã trình bày chi tiết về đặc điểm và ứng dụng cây cẩm thị. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn.