Bản đồ quy hoạch Hà Nội bản cập nhật mới nhất luôn là thông tin được những người quan tâm bất động sản tìm kiếm. Hãy cùng tìm hiểu điều này ngay sau đây.
Bản đồ quy hoạch Hà Nội – Thông tin hữu ích cho người quan tâm nhà đất
Bản đồ quy hoạch Hà Nội là công cụ hữu hiệu để nhận định đánh giá bất động sản, dự đoán chính xác nhất những khả năng về thị trường nhà đất trong tương lai. Khi nhìn bản đồ quy hoạch Hà Nội, người xem có thể tìm thấy những thông tin như: các khu vực, địa danh; địa giới hành chính trong thành phố; các khu dân cư; mật độ dân cư; tính chất đất đại, địa hình; vấn đề giao thông và quy hoạch giao thông; các kế hoạch dự kiến quy hoạch công viên, công trình,… trong thành phố,…
Là thủ đô của Việt Nam, mang trên mình màu sắc văn hóa và thể hiện vị thế cũng như vẻ đẹp, sức mạnh của toàn thể Việt Nam, Hà Nội liên tục được quy hoạch, diễn tiến đầu tư và phát triển để trở thành nơi có môi trường sinh sống tốt nhất, dịch vụ chất lượng cao và những cơ hội đầu tư thuận lợi. Các kế hoạch quy hoạch của thành phố diễn ra thường xuyên và hiện nay, đang bắt tay vào kế hoạch quy hoạch Hà Nội giai đoạn 2021 – 2031, tầm nhìn đến năm 2050, trở thành Thành phố xanh, sạch, đẹp, văn minh, hiện đại.
Mục tiêu chính của kế hoạch quy hoạch thủ đô Hà Nội:
– Nâng cao vai trò vị thế, tính cạnh tranh của Hà Nội, xứng đáng là Thủ đô của một nước có trên 100 triệu dân, phát triển bền vững và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
– Xây dựng hình ảnh của Hà Nội, một đô thị lịch sử, văn hoá truyền thống, cảnh quan, kiến trúc đặc trưng, phát triển và bảo tồn được đặc thù riêng của Hà Nội.
– Định hướng, thực hiện triển khai các chủ trương chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng của Quốc gia và Thủ đô.
– Xây dựng mô hình chính quyền đô thị, tự chủ và phân quyền hợp lý cho các đô thị trực thuộc nhằm tạo năng động trong công tác quản lý đô thị và thu hút đầu tư.
Bản đồ quy hoạch thành phố Hà Nội mới nhất đến năm 2030, tầm nhìn 2050
Bản đồ Quy hoạch Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được tuân theo định hướng phát triển thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011.
Theo đó, định hướng quy hoạch xây dựng thủ đô Hà Nội chung đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là: Thủ đô Hà Nội trở thành một vùng đô thị lớn mang chức năng kinh tế tổng hợp của quốc gia và ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Dự kiến, quy hoạch xây dựng chung thành phố Hà Nội sẽ trở thành khu vực phát triển năng động và đứng đầu về chất lượng đô thị, môi trường đầu tư, an ninh quốc phòng… là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, giáo dục quốc tế, khoa học công nghệ đứng đầu não của cả nước.
Bản đồ quy hoạch xây dựng phát triển thủ đô Hà Nội mang các thông tin:
+ Địa giới hành chính: phường xã, quận huyện
+ Thông tin các địa danh trong thành phố
+ Thông tin về quy hoạch dân cư
+ Thông tin quy hoạch giao thông Hà Nội
+ Quy hoạch sử dụng đất Hà Nội: xây dựng, khuôn viên công viên, cây xanh, trường học, y tế…
Thông tin quy hoạch chung địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy một diện mạo mới của thủ đô với dự định quy hoạch rất nhiều công trình xây dựng phát triển thủ đô, bao gồm khu vực thành phố cốt lõi và các nhiều thành phố vệ tinh.
Các điểm quy hoạch:
+ Theo quy hoạch, các hệ thống cơ quan, công sở, an ninh quốc phòng… đầu não trung ương sẽ được tập trung tại các quận Ba Đình, Tây Hồ Tây và khu vực Mễ Trì quận Nam Từ Liêm. Một số cơ quan cũ được giữ nguyên vị trí, nhưng cũng rất nhiều các cơ quan được chuyển và phân bố ở các quận khác. Trong số đó, có rất nhiều dự án quy hoạch đang được thực hiện hoặc sẽ thực hiện trong thời gian gần đây.
+ Tiến hành quy hoạch nhiều công trình hạ tầng trọng điểm, không gian cảnh quan trung tâm thủ đô, các công trình thiết thực với nhiều công trình văn hóa xã hội, tiến hành thiết lập và xây dựng trung tâm kinh tế mới. Bên cạnh đó, mở rộng khu vực đô thị trung tâm không chỉ tập trung ở nội đô mà sẽ tiến hành mở rộng ra những khu ven đô phía Tây và Tây Nam thủ đô đến đường vành đai 4, khu phía Bắc đến hết diện tích huyện Đông Anh, Mê Linh, phía Đông Hà Nội đến khu vực Gia Lâm, Long Biên… Ngoài ra, cũng còn rất nhiều các kế hoạch, định hướng phát triển và quy hoạch công trình với tầm nhìn khác.
+ Quy hoạch cầu Tứ Liên Hà Nội: nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh qua sông Hồng và không xây dựng các công trình nhà cao tầng để bảo tồn trục không gian cảnh quan kết nối Hồ Tây – Cổ Loa.
+ Quy hoạch không gian cảnh quan trung tâm của thủ đô là nơi xây dựng các công trình văn hóa, giải trí, công viên lớn.
+ Xây dựng trung tâm kinh tế mới trên trục đường vành đai 3 đoạn Phạm Hùng – Dương Đình Nghệ
+ Quy hoạch sử dụng đất Hà Nội theo hướng tăng diện tích xây dựng trường THPT và mầm non
+ Quy hoạch giao thông Hà Nội đến năm 2030 sẽ đồng bộ và tập trung phát triển giao thông công cộng.
+ Định hướng quy hoạch chung Hà Nội về sử dụng đất đó là nhà ở diện tích bình quân ở khu đô thị tối thiểu 30m2 sàn và nông thôn 25m2 sàn sử dụng mỗi người. Đồng thời cải thiện điều kiện sống trong các khu nhà ở cũ, kiểm soát mật độ xây dựng và tầng cao của các dự án mới, tăng không gian công công, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật.
+ Quy hoạch đường Hà Nội đi Vĩnh Phúc ở trục đường này phát triển các tòa cao ốc và di chuyển một số cơ quan bộ, ngành, thành ủy… của thành phố về khu vực này.
+ Phát triển quận Tây Hồ và Bắc Từ Liêm thành khu đô thị rộng lớn khi hoàn thiện đường vành đai 2. Chung cư tập trung ở quận Tây Hồ, khu mở rộng phía Nam của Sông hồng từ sông Nhuận đến đường VĐ4 với các chuỗi khu đô thị Đan Phượng, Hà Nội, Thanh Trì, Hoài Đức với đầy đủ hạn tầng, đồng bộ và hiện đại.
Bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Hà Nội
Theo kế hoạch quy hoạch giao thông vận tải thủ đô, đến năm 2030 Hà Nội sẽ phát triển hệ thống cao tốc 4-8 làn xe song hành với quốc lộ có lưu lượng lớn theo các hướng Hà Nội – Lạng Sơn; Hà Nội – TP HCM; Hà Nội – Thái Nguyên; Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội – Hạ Long; Hà Nội – Hòa Bình; cao tốc Tây Bắc – quốc lộ 5; Đường Hồ Chí Minh, Đường đại lộ Thăng Long và Pháp Vân, Cầu Giẽ được quy hoạch là cao tốc đô thị.
Ngoài ra, từ nay đến năm 2030 Hà Nội cũng sẽ hoàn thiện phát triển, khép kín các tuyến đường Vành đai, đến đường Vành đai 4; xây dựng 18 cây cầu vượt sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy và Sông Đà.
Khu vực đô thị trung tâm sẽ gồm 8 tuyến (các tuyến tàu điện một ray (monorail); mạng lưới xe buýt nhanh (BRT) gồm 8 tuyến…
Từ nay đến năm 2030 Hà Nội cũng ưu tiên phát hiện vận tải hành khách công cộng để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân với tỷ lệ 50-55% nhu cầu của hành khách trong đô thị trung tâm và 40% đô thị ngoại ô.
Quy hoạch cũng chỉ rõ, quỹ đất cho phát triển giao thông khoảng 33.237 ha và tổng nhu cầu vốn cho toàn bộ quy hoạch khoảng 1.235.380 tỷ đồng được huy động tổng hợp các nguồn lực đầu tư như: nguồn vốn ngân sách, vốn vay ODA, vốn xã hội hóa thông qua các hình thức hợp đồng BT, BOT, PPP, BOO.
Bản đồ quy hoạch các đô thị vệ tinh Hà Nội
Nhìn chung, về tổ chức quy hoạch không gian thủ đô Hà Nội 2030 tầm nhìn 2050 sẽ theo mô hình chùm đô thị với 1 khu đô thị trung tâm và 5 đô thị vệ tinh (Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn) được kết nối bằng quy hoạch đường giao thông vành đai kết hợp các trục hướng về trung tâm thủ đô, liên kết di chuyển nhanh chóng với các vùng lân cận hay khu vực trung tâm
Mỗi một đô thị vệ tinh đều có điều kiện phát triển về những thế mạnh vị thế của mình. Tạo nên nhiều công việc cho nhân công lao động, hỗ trợ cũng như san sẻ bớt “gánh nặng” về dân số với trung tâm thủ đô.
Trong đó:
+ Quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc phía Tây đô thị trung tâm, chức năng chính là đô thị khoa học công nghệ và đào tạo, mục tiêu: khuyến khích phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thu hút di dân. Hiện nay, đã nhiều trường đại học được xây dựng ở khu vực này.
+ Quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai phía Tây đô thị trung tâm, với chức năng là đô thị dịch vụ – công nghiệp.
+ Quy hoạch đô thị vệ tinh Phú Xuyên phía Nam đô thị trung tâm, chức năng là đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông và trung tâm trung chuyển hàng hóa và chủ yếu tập trung xây dựng các cơ sở kinh tế về công nghiệp, giáo dục, y tế, giải trí, thể dục thể thao nhằm thu hút và cung cấp nguồn lực tại chỗ và các vùng hoạt động kinh tế lân cận.
+ Quy hoạch đô thị vệ tinh Sơn Tây ở phía Tây Bắc đô thị trung tâm, với đặc trưng là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng.
+ Quy hoạch đô thị vệ tinh Sóc Sơn ở phía Bắc đô thị trung tâm, với chức năng là đô thị dịch vụ và đô thị sinh thái với định hướng phát triển dựa trên cơ sở trung tâm dịch vụ cảng hàng không, dịch vụ thương mại, logistics và trung chuyển hàng hóa quốc tế, trung tâm dịch vụ du lịch thương mại nghỉ dưỡng cấp vùng và thành phố, phát triển công nghiệp sạch của thành phố, trung tâm dịch vụ đào tạo cấp vùng.
Trên đây là những thông tin và bản đồ quy hoạch Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Website giaanproperty.vn sẽ còn tiếp tục cập nhật những thông tin, bản đồ quy hoạch các quận, huyện khác tại Hà Nội trong thời gian tới. Hãy theo dõi để luôn cập nhật những tin tức mới nhất nhé!