Bắc Kạn là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Tỉnh Bắc Kạn có diện tích nhỏ và địa hình phức tạp, nhiều đồi núi và mới được tái lập từ năm 1996. Điều này đã gây ra nhiều hạn chế trong việc phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây với mục tiêu phát triển kinh tế, mở rộng du lịch nên nền kinh tế của tỉnh đã có nhiều thay đổi. Để đạt được mục tiêu đề ra thì các thông tin quy hoạch tỉnh Bắc Kạn đã được đưa ra và định hướng phát triển. Tham khảo bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Kạn trong nội dung dưới đây.
Thông tin tổng quan về tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, có địa hình phức tạp với nhiều dãy núi hình vòng cung quay lưng về phía đông và xen kẽ với các thung lũng. Tỉnh Bắc Kạn có đặc điểm về địa lý, kinh tế, dân cư như sau:
Vị trí địa lý
Tỉnh Bắc Kạn thuộc vùng Đông Bắc Bộ nước ta và có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông tiếp giáp tỉnh Lạng Sơn.
- Phía Tây tiếp giáp tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Nam tiếp giáp tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Cao Bằng.
Đơn vị hành chính và dân số
Tỉnh Bắc Kạn có đặc điểm về đơn vị hành chính và dân số như sau:
Đơn vị hành chính
Theo Niên giám Tổ chức Ngành Thống kê năm 2021, tỉnh Bắc Kạn có diện tích là 4,860km2 gồm 08 đơn vị cấp huyện và 120 đơn vị cấp xã. Trong đó gồm 01 thành phố; 07 huyện; 108 xã; 06 phường; 06 thị trấn.
Tổng quan đơn vị hành chính của tỉnh Bắc Kạn như sau:
Ðơn vị hành chính cấp Huyện |
Thành phố Bắc Kạn |
Huyện Ba Bể | Huyện Bạch Thông | Huyện Chợ Đồn |
Huyện Chợ Mới |
Huyện Na Rì |
Huyện Ngân Sơn |
Huyện Pác – Nặm |
Diện tích (km²) |
137 |
678 | 547 | 912 | 606,2 | 864 | 644,4 |
473,64 |
Số đơn vị hành chính | 6 phường, 2 xã | 1 thị trấn, 14 xã | 1 thị trấn, 13 xã | 1 thị trấn, 19 xã | 1 thị trấn, 13 xã | 1 thị trấn, 16 xã | 1 thị trấn, 9 xã |
10 xã |
Dân số tỉnh Bắc Kạn
Theo Niên giám Tổ chức Ngành Thống kê năm 2021, tỉnh Bắc Kạn có số lượng dân cư như sau:
- Tổng dân số: 317 511 người (Nam: 161 552 người; Nữ: 155 959 người).
- Mật độ dân số: 65 người/km².
Tỉnh Bắc Kạn là địa bàn cư trú của 07 dân tộc gồm Tày, Nùng, Kinh, Dao, H’Mông, Hoa và Sán Chay. Trong đó, dân tộc thiểu số chiếm đa số với khoảng 80% tổng dân cư. Đây cũng là tỉnh có số lượng dân cư ít nhất cả nước.
Tình hình kinh tế tỉnh Bắc Kạn
Là một tỉnh miền núi có địa hình phức tạp và bị bao quanh bởi nhiều ngọn núi cùng thung lũng nên điều kiện cơ sở vật chất còn bị hạn chế. Mặt khác, đa số dân cư nơi đây là người dân tộc thiểu số nên tình hình kinh tế trong tỉnh chưa phát triển và gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều sự thay đổi, tỉ lệ hộ nghèo giảm, các chỉ số về kinh tế cũng có xu hướng tăng. Đây là dấu hiệu đáng mừng và chứng tỏ được hướng đi quy hoạch, phát triển của địa phương đã đi đúng hướng. Tỉnh Bắc Kạn có nhiều thế mạnh để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, nông lâm nghiệp và du lịch.
Bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Kạn định hướng đến năm 2035
Tỉnh Bắc Kạn đã đề ra nhiều định hướng phát triển đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 với nhiều mục tiêu như sau:
Mục tiêu quy hoạch tỉnh Bắc Kạn
Mục tiêu quy hoạch tỉnh Bắc Kạn có các điểm chú ý sau:
- Cụ thể hóa các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế vùng, quy hoạch tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Kạn gắn liền với việc quy hoạch kinh tế vùng trung du miền núi phía Bắc.
- Tập trung khai thác có hiệu quả các mối quan hệ nội – ngoại vùng; phát triển các thế mạnh về nông, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, khoáng sản,…nhằm tạo lập môi trường sống tốt, đáp ứng các nhu cầu về vật chất, tinh thần của người dân; đảm bảo phát triển hài hòa giữa các vùng dân cư và bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Phát triển hệ thống đô thị với các cấp khác nhau đảm bảo phù hợp với mô hình phát triển chung của tỉnh.
- Phân bổ hợp lý vùng không gian cho các ngành kinh tế: công nghiệp, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp,…
- Đảm bảo phát triển đầy đủ cơ sở hạ tầng, giao thông trong tỉnh và khu vực.
- Trở thành trung tâm du lịch quốc gia với nhiều hình thức như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử,…
Mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bắc Kạn
Tỉnh Bắc Kạn đặt mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội như sau:
- Phát triển kinh tế, phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về công – nông – lâm nghiệp; du lịch – dịch vụ.
- Đảm bảo phát triển cân bằng giữa đô thị và nông thôn; đồng thời tập trung bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và ổn định an ninh – chính trị.
Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Bắc Kạn
Theo các quyết định về quy hoạch thì tỉnh Bắc Kạn có định hướng quy hoạch phát triển đô thị như sau:
- Định hướng đến năm 2035, tỉnh Bắc Kạn có hệ thống đô thị phân tầng phân bố hợp lý giữa thành phố, thị xã, thị trấn và các xã.
- Phát triển TP Bắc Kạn trở thành đô thị loại II; là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh.
- Phát triển đồng bộ và hiện đại hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- Đảm bảo phát triển kinh tế, đô thị vùng đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các khu vực xung quanh về kinh tế, văn hóa – xã hội.
- Phấn đấu đảm bảo sự tăng trưởng xanh với mức độ khí thải các-bon giảm dần, nâng cao sự thân thiện với môi trường.
- Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường và sinh thái tự nhiên.
- Đảm bảo giữ nguyên bản sắc đặc thù của từng tiểu vùng, từng dân tộc nhưng vẫn hướng tới sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội của vùng.
Thông tin quy hoạch du lịch tỉnh Bắc Kạn
Tỉnh Bắc Kạn tuy có địa hình phức tạp với nhiều đồi núi và thung lũng nhưng đây cũng là điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển du lịch. Do vậy mà tỉnh Bắc Kạn rất quan tâm trong việc quy hoạch du lịch. Định hướng quy hoạch du lịch của tỉnh được dự kiến như sau:
Định hướng phát triển sản phẩm du lịch
Theo quyết định số 2100/QĐ-UBND tỉnh Bắc Kạn đã đề ra định hướng phát triển sản phẩm du lịch chủ yếu của tỉnh gồm:
- Xây dựng và phát triển các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí chất lượng cao, du lịch mạo hiểm tại khu vực Ba Bể.
- Xây dựng và phát triển các khu du lịch lịch sử, văn hóa tại khu vực an toàn khu Chợ Đồn.
- Xây dựng và phát triển các hình thức du lịch trải nghiệm, văn hóa như: Khám phá đời sống hằng ngày của các đồng bào; tham quan các làng nghề truyền thống như làng nghề đan, nghề dệt thổ cẩm, nghề may thêu trang phục dân tộc,…
- Xây dựng các sản phẩm du lịch gắn liền với trải nghiệm nông nghiệp vùng cao.
- Xây dựng và phát triển hình thức du lịch tâm linh.
Phát triển không gian du lịch toàn tỉnh
Cùng theo quyết định số 2100/QĐ-UBND tỉnh Bắc Kạn đã đề ra định hướng phát triển không gian du lịch toàn tỉnh như sau:
- Phát triển du lịch dọc theo hướng Nam – Bắc chạy dọc theo Quốc lộ 3 gồm tuyến đường Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng và các trục Quốc lộ 3C gồm tuyến đường Thái Nguyên – Định Hóa – Chợ Đồn – Ba Bể – Pác Nặm); Đường Hồ Chí Minh và đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Chợ Mới – Bắc Kạn. Theo hướng phát triển này tỉnh Bắc Kạn có thể khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Chợ Mới, Bạch Thông, Ngân Sơn và TP Bắc Kạn.
- Phát triển theo hướng Đông – Tây gồm Quốc lộ 279 bao gồm tuyến đường Quảng Ninh – Lạng Sơn – Bắc Kạn – Tuyên Quang – Hà Giang – Điện Biên và trục Quốc lộ 3B nhằm khai thác tiềm năng du lịch của các huyện Na Rì, Ngân Sơn, Ba Bể và cả các huyện xa như huyện Chợ Đồn, Pác Nặm.
Phát triển không gian du lịch Ba Bể và vùng phụ cận
Quyết định số 2100/QĐ-UBND tỉnh Bắc Kạn đã xác định khu vực Ba Bể là khu du lịch trọng điểm và có định hướng phát triển như sau:
- Ưu tiên đầu tư phát triển khu vực huyện Ba Bể, Pác Nặm và một số xã của huyện Chợ Đồn với trọng tâm là hồ Ba Bể và vườn quốc gia Ba Bể. Tập trung khai thác các cảnh quan hấp dẫn như hang, động, thác nước, đảo…; nhà sàn ven hồ gắn với nghệ thuật dân gian như hát then, đàn tính, múa khèn, nghề thủ công… và các lễ hội truyền thống.
- Định hướng phát triển thành du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh, du lịch trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa bản sắc, nghiên cứu khoa học, du lịch cộng đồng, , du lịch mạo hiểm, du lịch mua sắm….
Phát triển không gian du lịch TP Bắc Kạn
TP Bắc Kạn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… của tỉnh nên được chú trọng phát triển với định hướng du lịch như sau:
- Định hướng phát triển các dịch vụ lưu trú, tiếp nhận và phân phối khách du lịch tới các cụm, điểm du lịch khác của tỉnh.
- Phát triển các sản phẩm du lịch gồm: Hồ sinh thái Nặm Cắt, đền Mẫu, đền Cô, Thác Bạc, động Áng Toòng (TP Bắc Kạn); Di tích Nà Tu, di tích lịch sử Đồn Phủ Thông, Thác Roọm (huyện Bạch Thông); Đền Thắm, chùa Thạch Long, đền Thác Giềng (huyện Chợ Mới); di tích lịch sử Chiến thắng Đèo Giàng.…
Một vài khu du lịch trọng điểm của tỉnh Bắc Kạn
Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có nhiều khu du lịch trọng điểm gồm:
- Khu du lịch Quốc gia: Trọng tâm là khu du lịch Ba Bể với hơn 20 điểm tham quan du lịch và nhiều di sản phi vật thể.
- Các khu du lịch địa phương: An toàn khu Chợ Đồn gồm 25 di tích lịch sử cách mạng; khu du lịch sinh thái Nặm Cắt; Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ.
- Hệ thống thác nước, hang, động: Thác Bạc, động Áng Toòng; động Nàng Tiên; thác Nà Khoang; Thác Roọm.
- Các khu vực đền, chùa: Đền Thắm, chùa Thạch Long; đền Thác Giềng, Đền Mẫu, Đền Cô,…
- Các khu di tích lịch sử: Khu di tích Nà Tu, khu di tích lịch sử đồn Phủ Thông, khu di tích lịch sử Chiến thắng Đèo Giàng.
Trên đây là định hướng và bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Kạn định hướng đến năm 2035. Để tìm hiểu thêm thông tin quy hoạch của tỉnh Bắc Kạn cũng như các địa phương khác bạn hãy truy cập website: https://www.giaanproperty.vn/. Công ty TNHH Công nghệ & Bất động sản Gia An là đơn vị uy tín về việc giao dịch bất động sản cũng như cung cấp, cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường bất động sản đến nhà đầu tư và khách hàng. Nhanh tay truy cập để được hỗ trợ nhiệt tình.