Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận – Cập nhật mới nhất

Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận – Cập nhật mới nhất

Với những con số thống kê gần nhất cho thấy, tỉnh Bình Thuận đang là 1 trong những tỉnh có tiềm năng phát triển mạnh về kinh tế – văn hóa – giáo dục – du lịch – môi trường. Gia An Property sẽ tổng hợp các thông tin về bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận mới nhất để các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan và chi tiết, đáng giá chính xác hướng đầu tư thuận lợi nhất.

Tỉnh Bình Thuận là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Theo thống kê năm 2018 Bình Thuận là tỉnh xếp thứ 32 cả nước về quy mô dân số, xếp thứ 34 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 26 về tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người, đứng thứ 35 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với dân số hơn 1 triệu người, GRDP đạt 70.000 tỷ đồng tương ứng với 3 tỷ USD, GRDP bình quân đầu người đạt 62 triệu đồng tương ứng với 2.681 USD, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 7.91%.

Quy mô, tính chất lập quy hoạch tỉnh Bình Thuận

Tỉnh Bình Thuận là dải đất bắt đầu chuyển hướng từ Nam sang Tây của phần còn lại trên đất liền Việt Nam, có vị trí địa lý tiếp giáp với các khu vực như sau:

  • Phía Đông và phía Nam Bình Thuận giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 192 km.
  • Phía Đông Bắc giáp với tỉnh Ninh Thuận.
  • Phía Tây giáp tỉnh với Đồng Nai.
  • Phía Tây Nam giáp với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Phía Bắc giáp với tỉnh Lâm Đồng.

Địa giới tỉnh Bình Thuận hiện tại gồm diện tích của 2 tỉnh cũ gộp lại là tỉnh Bình Tuy (nằm ở nửa phía Tây Nam) và tỉnh Bình Thuận (nằm ở nửa phía Đông Bắc). Trước năm 1975, tỉnh Bình Tuy thuộc miền Đông Nam Bộ, tỉnh Bình Thuận thuộc miền Nam Trung Bộ. Vì thế sau năm 1975 tiến hành hợp nhất 2 tỉnh này thành tỉnh Bình Thuận, tỉnh Bình Thuận hiện tại được quy về thuộc vùng Nam Trung Bộ.

Cơ cấu hành chính của tỉnh Bình Thuận gồm có 10 đơn vị hành chính cấp huyện. Trong đó cụ thể như sau:

  • 1 thành phố: thành phố Phan Thiết
  • 1 thị xã: thị xã La Gi
  • 8 huyện: huyện Đức Linh, huyện Hàm Tân, huyện Bắc Bình, huyện Hàm Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Bắc, huyện Phú Quý, huyện Tánh Linh, huyện Tuy Phong với 124 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 19 phường, 12 thị trấn và 93 xã.
Quy mô và tính chất lập quy hoạch tỉnh Bình Thuận
Quy mô và tính chất lập quy hoạch tỉnh Bình Thuận

Mục tiêu quy hoạch tỉnh Bình Thuận

Tỉnh Bình Thuận có đường bờ biển dài đến 192 km cùng với nhiều yếu tố khác về mặt địa lý đã tạo nên tiềm năng phát triển nhiều mặt cho tỉnh: kinh tế – vận tải đường thủy – du lịch biển. Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 – 2030 đã xác định mục tiêu quy hoạch là: quy hoạch, phát triển toàn diện tỉnh Bình Thuận trở thành 1 trong những trung tâm kinh tế phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trong các lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản và công nghiệp năng lượng đứng đầu cả nước.

Theo đó định hướng trong từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 2021 – 2025: trở thành tỉnh phát triển ven biển điển hình của khu vực Nam Trung Bộ.
  • Giai đoạn 2026 – 2030: phát triển thành tỉnh có khả năng và tốc độ phát triển vào mức khá trên cả nước.
  • Tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Bình Thuận sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, công nghệ cao, dịch vụ, khai thác và tái tạo năng lượng sạch của quốc gia. Xứng tầm là 1 tỉnh phát triển toàn diện của cả nước.

Thông tin, bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận

Bản đồ quy hoạch thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

Thành phố Phan Thiết là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận, nằm ở vị trí trung tâm tỉnh với diện tích đất 105 km². Vị trí thành phố Phan Thiết cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km về phía đông, cách thủ đô Hà Nội 1.500 km về phía nam, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 175 km về phía đông bắc và cách thành phố Nha Trang khoảng 240 km về phía tây nam dọc theo quốc lộ 1A. Vị trí cụ thể của thành phố Phan Thiết như sau:

  • Phía Đông giáp với biển Đông.
  • Phía Tây giáp với huyện Hàm Thuận Nam.
  • Phía Nam giáp với huyện Hàm Thuận Nam và biển Đông.
  • Phía Bắc giáp với huyện Bắc Bình và huyện Hàm Thuận Bắc.

Là thành phố ven biển, Phan Thiết có hình dạng như hình cánh cung với chiều dài dọc biển là 57.4 km từ phía bắc Mũi Kê Gà lên đến Mũi Né.

Thành phố Phan Thiết có 18 đơn vị hành chính với 14 phường, gồm có: Đức Long, Đức Nghĩa, Đức Thắng, Phú Hài, Phú Tài, Phú Thủy, Phú Trinh, Hàm Tiến, Bình Hưng, Hưng Long, Lạc Đạo, Mũi Né, Thanh Hải, Xuân An và 4 xã: Thiện Nghiệp, Phong Nẫm, Tiến Lợi, Tiến Thành.

Bản đồ quy hoạch thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận
Bản đồ quy hoạch thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận

Bản đồ quy hoạch thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận

Theo quy hoạch của UBND tỉnh Bình Thuận, thị xã La Gi dự kiến phát triển thành thành phố vào năm 2021 và đến năm 2025, La Gi sẽ hình thành hàng loạt khu đô thị hiện đại, khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch,…

Cụ thể là phát triển các khu vực sau đây:

  • Hình thành khu đô thị phức hợp hành chính tại phường Tân An với diện tích 289.29 ha. Khu phức hợp đô thị nằm ở khu vực cửa ngõ phía Bắc thị xã La Gi, quy mô dân số phát triển đến năm 2035 đạt 54.000 người.
  • Cải tạo khu dân cư cảng cá La Gi với quy mô diện tích 342.59 ha nằm trong khu vực nội thị thị xã La Gi, với quy mô dân số đến năm 2035 đạt 75.000 người.
  • Khu nghỉ dưỡng quy mô 953 ha và khu du lịch quy mô 72.4 ha.

Ngoài phát triển kinh tế, La Gi còn đồng bộ phát triển dịch vụ du lịch và giáo dục đào tạo nhằm hướng đến 1 thành phố hiện đại của cả tỉnh.

Bản đồ quy hoạch chung thị xã Lagi đến năm 2035
Bản đồ quy hoạch chung thị xã Lagi đến năm 2035

Bản đồ quy hoạch huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận

Vị trí địa lý của huyện Bắc Bình như sau:

  • Phía Đông giáp với huyện Tuy Phong.
  • Phía Tây giáp với huyện Hàm Thuận Bắc.
  • Phía Tây Nam giáp với thành phố Phan Thiết.
  • Phía Nam giáp với Biển Đông.
  • Phía Bắc giáp với huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng.
  • Phía Tây Bắc giáp với huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng.

Các đơn vị hành chính của huyện Bắc Bình gồm có: 18 đơn vị hành chính cấp xã với 2 thị trấn Chợ Lầu, Lương Sơn và 16 xã: Bình Tân, Hải Ninh, Hòa Thắng, Bình An, Hồng Thái, Phan Điền, Phan Hiệp,  Phan Rí Thành, Phan Hòa, Phan Lâm, Phan Sơn, Hồng Phong, Sông Bình, Sông Lũy, Phan Thanh, Phan Tiến.

Về mặt giao thông huyện Bắc Bình có tuyến đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A đi ngang qua địa bàn. Trong tương lai huyện dự kiến xây dựng phương án đường cao tốc Nha Trang – Phan Thiết.

Bản đồ quy hoạch huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận
Bản đồ quy hoạch huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận

Bản đồ quy hoạch huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận

Huyện Đức Linh có 12 đơn vị hành chính cấp xã gồm 2 thị trấn Võ Xu, Đức Tài và 10 xã: Đức Hạnh, Sùng Nhơn, Tân Hà, Đức Tín, Mê Pu, Đa Kai, Đông Hà, Trà Tân, Nam Chính, Vũ Hòa.

Bản đồ quy hoạch huyện Đức Linh 
Bản đồ quy hoạch huyện Đức Linh

Bản đồ quy hoạch huyện Hàm Tân

Huyện Hàm Tân có diện tích 738.81 km², là huyện cực nam của tỉnh Bình Thuận. Vị trí địa lý của huyện Hàm Tân như sau:

  • Phía Đông giáp biển Đông và thị xã La Gi.
  • Phía Tây giáp với huyện Tánh Linh.
  • Phía Nam giáp với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và tỉnh Đồng Nai.
  • Phía Bắc giáp với huyện Hàm Thuận Nam.

Về hành chính, huyện Hàm Tân có 2 thị trấn Tân Nghĩa, Tân Minh và 8 xã: Sơn Mỹ, Tân Hà, Tân Phúc, Sông Phan, Tân Đức, Tân Thắng, Tân Xuân, Thắng Hải.

Bản đồ huyện Hàm Tân
Bản đồ huyện Hàm Tân

Bản đồ quy hoạch huyện Hàm Thuận Bắc

Huyện Hàm Thuận Bắc có địa giới hành chính như sau:

  • Phía Đông giáp huyện Bắc Bình.
  • Phía Tây giáp huyện Tánh Linh.
  • Phía Tây Nam giáp huyện Hàm Thuận Nam.
  • Phía Nam giáp thành phố Phan Thiết.
  • Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
Bản đồ huyện Hàm Thuận Bắc
Bản đồ huyện Hàm Thuận Bắc

Bản đồ quy hoạch huyện Hàm Thuận Nam

Huyện Hàm Thuận Nam có 17 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn Ma Lâm, Phú Long và 15 xã Đông Giang, Đông Tiến, Hàm Đức, Hàm Hiệp, Hàm Phú, Đa Mi, Hàm Thắng, Hàm Trí, Hàm Chính, Hồng Liêm, Hồng Sơn, Hàm Liêm, Thuận Minh, La Dạ, Thuận Hòa.

Bản đồ huyện Hàm Thuận Nam
Bản đồ huyện Hàm Thuận Nam

Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Bình Thuận

Bình Thuận đặt mục tiêu phát triển phát triển giao thông nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Cụ thể tỉnh sẽ dành từ 15-20% quỹ đất đô thị cho phát triển giao thông đô thị tại các khu vực trọng điểm. Đến năm 2030, tỉnh Bình Thuận sẽ đạt những mục tiêu sau:

  • Các tuyến quốc lộ đạt tiêu chuẩn đường cấp I, tối thiểu phải đạt cấp III và đạt 100% đường nhựa.
  • Các tuyến đường tỉnh lộ 100% đường nhựa đạt tiêu chuẩn từ cấp II – III, tối thiểu là cấp IV.
  • Các tuyến giao thông đô thị tại Phan Thiết xây dựng và cải tạo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường đô thị hiện đại, đồng bộ trong khu vực.
  • Đồng thời đến năm 2030 trên địa bàn toàn tỉnh phải có tối thiếu 1 bến xe đạt chuẩn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa trong và ngoài tỉnh.
Bản đồ quy hoạch phát triển giao thông tỉnh Bình Thuận
Bản đồ quy hoạch phát triển giao thông tỉnh Bình Thuận

Các vùng phát triển trọng tâm của tỉnh Bình Thuận

Bên cạnh việc quy hoạch và định hướng phát triển cho toàn tỉnh, Bình Thuận cũng tập trung đẩy mạnh phát triển cho những khu vực trọng điểm, nhằm hướng đến trở thành trung tâm kinh tế trọng điểm khu vực Nam Trung Bộ.

Theo đó tỉnh sẽ tận dụng lợi thế địa lý để phát triển du lịch với các địa danh nổi tiếng như Mũi Né, Phan Thiết, Mũi Kê Gà,… Tỉnh sẽ dành khoảng 70% diện tích đất các khu vực ven biển cho việc phát triển du lịch và đất ở, trở thành khu đô thị du lịch biển đông vui và sầm uất không kém các thành phố biển khác như Hạ Long hay Đà Nẵng.

Trên đây là những chia sẻ của Gia An Property về bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra những phán đoán chính xác khi đầu tư bất động sản tại Bình Thuận.

5/5 - (108 bình chọn)

Tin tức khác