Bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Nam đến năm 2035 tầm nhìn đến năm 2050 sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng, đặc biệt cần thiết khi bạn đang theo dõi và dự định đầu tư bất động sản nơi đây.
Là một trong những tỉnh kề cận thủ đô, lại được ưu ái với những thuận lợi về địa hình, thiên nhiên và giao thông, tỉnh Hà Nam đang từng bước thay đổi diện mạo, thu hút đầu tư bất động sản mạnh mẽ trong những năm gần đây. Chính vì thế, cần cập nhật sự thay đổi quy hoạch tỉnh cũng như có những thông tin cần thiết để quan sát, nắm bắt tình hình và không để bản thân tuột mất những cơ hội bất động sản phù hợp.
Những ưu thế của tỉnh Hà Nam
– Vị trí: tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng thủ đô. Địa lý tiếp giáp:
+ Phía Bắc và Tây Bắc tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội
+ Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
+ Phía Nam giáp tỉnh Nam Định.
+ Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình.
Hà Nam tiếp giáp với những tỉnh thành có tốc độ phát triển kinh tế tốt và ổn định.
– Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên là 861,9 km², dân số khoảng 883.927 người (Năm 2019), đông thứ 51 về số dân. Trong đó, ở Thành thị có 193.762 người (22%); ở Nông thôn có 690.165 người (78%). Như vậy mật độ dân số của tỉnh là 990 người/km².
– Đơn vị hành chính: Tính đến thời điểm năm 2021, Hà Nam là tỉnh có 6 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố Phủ Lý, 1 thị xã Duy Tiên và 4 huyện gồm Bình Lục, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm, với 109 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 6 thị trấn, 20 phường và 83 xã. Tỉnh Hà Nam có số lượng đơn vị hành chính cấp huyện ít nhất cả nước.
– Địa hình: Địa hình tự nhiên chủ yếu là đồng bằng, và một số vùng có núi cao vừa và thấp. Mật độ và độ sâu chia cắt địa hình so với các vùng núi khác trong cả nước hầu như không đáng kể.
Hướng địa hình đơn giản, duy nhất chỉ có hướng Tây Bắc – Đông nam, phù hợp với hướng phổ biến nhất của núi, sông Việt Nam. Hướng dốc của địa hình cũng là hướng Tây Bắc – Đông Nam theo thung lũng lũng sông Hồng, sông Đáy và dãy núi đá vôi Hòa Bình – Ninh Bình, phản ánh tính chất đơn giản của cấu trúc địa chất.
– Kinh tế: Đặc biệt, kinh tế của Hà Nam cũng khá phát triển với nhiều loại hình kinh tế, kinh doanh,… đặc biệt ở đây còn là sự hội tụ của nhiều khu công nghiệp vừa và rộng có thể kể tên đến như: Khu công nghiệp Đồng Văn I và Khu Công nghiệp Đồng Văn 2 thuộc địa bàn phường Đồng văn: Tổng diện tích 410ha; công nghiệp Châu Sơn 200ha – nằm trong thành phố Phủ Lý; công nghiệp Hòa Mạc 200ha – thuộc phường Hòa Mạc – Duy Tiên; công nghiệp Liêm Cần – Thanh Bình, diện tích 200ha; công nghiệp Ascendas – Protrade, diện tích 300ha,… Ngoài ra tỉnh cũng xây dựng được nhiều cụm công nghiệp và đã cho các doanh nghiệp và tư nhân thuê, tạo việc làm cho nhiều nhân lực.
Phát triển công nghiệp dồn dập cũng đã ít nhiều mang lại các hậu quả về môi trường, xong tỉnh cũng đã từng bước thanh kiểm tra các khu công nghiệp và dần tốt đẹp hơn. Nhiều khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý rác thải hoạt động hiệu quả và kinh tế.
– Hệ thống giao thông thuận tiện: Đây là một trong số ít các khu công nghiệp giáp với 3 phía đều giáp với quốc lộ lớn. phía Đông giáp với cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, phía Nam giáp quốc lộ 38, phía Tây giáp Quốc lộ 1A. Khu công nghiệp cũng liền kề với ga Đồng Văn thuộc hệ thống đường sắt Bắc Nam. Hệ thống đường bộ với nhiều quốc lộ như QL1A, QL21A, QL21B, QL38, QL38B từ cầu yên lệnh qua Lý Nhân – Bình Lục; đặc biệt là tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình song song với quốc lộ 1A và cách nó khoảng 3km về phía Đông. Quy mô với 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp. Được thông xe kỹ thuật từ ngày 30/6/2012. Tất cả các tuyến đường nối các thị trấn với nhau và các thị trấn với Thành phố Phủ Lý đều là đường nhựa với quy mô từ 2 làn xe tới 4 làn xe ôtô. Cùng với rất nhiều con đường nhựa lớn quy mô từ 2 làn xe ôtô trở lên, đã và đang thi công nối các khu kinh tế, khu công nghiệp với các tuyến quốc lộ làm hệ thống giao thông đường bộ của Hà Nam càng ngày càng thuận tiện.
Bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
– Phạm vi quy hoạch
Phần lãnh thổ tỉnh Hà Nam với tổng diện tích tự nhiên 859,5 km2 có tọa độ địa lý từ 20°21°đến 21°45 vĩ độ Bắc, từ 105°45′ đến 106°10 kinh độ Đông.
– Quan điểm lập quy hoạch
+ Việc lập “Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030” phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của chiến lược phát triển đất nước thời kỳ 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên; Bảo đảm tính nhân dân, sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.
+ Lập Quy hoạch trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, dự báo xu hướng phát triển để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh; Đảm bảo tính khả thi và phù hợp với khả năng cân đối, huy động về nguồn nội lực và các nguồn lực từ bên ngoài trên tất cả các lĩnh vực, các vùng của tỉnh; liên kết chặt chẽ giữa các huyện trong Tỉnh và với các tỉnh trong vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Thủ đô, cả nước; xây dựng tỉnh Hà Nam phát triển nhanh và bền vững trên cả ba trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, bình đẳng giới, giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống vật chất, thụ hưởng văn hóa, tinh thần của người dân; chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế; quan tâm đầu tư phát triển vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của người Hà Nam; sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tái cơ cấu dân cư theo hướng tập trung để tiết kiệm chi phí hạ tầng; tăng cường quốc phòng, ổn định an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
+ Đảm bảo tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch; ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, tiết kiệm, hiệu quả; hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân theo quy định tại Luật Quy hoạch năm 2017.
– Các nội dung đề xuất nghiên cứu
+ Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế – xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố Phủ Lý.
+ Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế – xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội trên địa bàn thị xã Duy Tiên.
+ Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế – xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện Kim Bảng.
+ Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế – xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện Thanh Liêm.
+ Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế – xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện Bình Lục.
+ Phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế – xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện Lý Nhân
– Nội dung quy hoạch
Nội dung Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện theo các quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch 2017 và Điều 28 Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh Hà Nam.
+ Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế – xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn.
+ Quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển tỉnh. d) Phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn tỉnh. đ) Lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế – xã hội.
+ Quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch, bao gồm:
* Phương án quy hoạch hệ thống đô thị;
* Phương án phát triển mạng lưới giao thông;
* Phương án phát triển mạng lưới cấp điện;
* Phương án phát triển mạng lưới viễn thông;
* Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước;
* Phương án phát triển các khu xử lý chất thải;
* Phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội.
+ Lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện.
+ Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện.
+ Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.
+ Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng, tài nguyên trên địa bàn tỉnh.
+ Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
+ Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
+ Danh mục dự án của tỉnh và thứ tự ưu tiên thực hiện.
+ Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.
+ Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch tỉnh.
Với những thông tin trên, hi vọng đã cung cấp cho bạn những hiểu biết cần thiết về bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Nam cũng như có cho mình những định hướng cụ thể khi nghiên cứu sự phát triển của thế đất cũng như thị trường bất động sản nơi đây.
Bên cạnh đó, đừng quên theo dõi giaanproperty.vn để luôn cập nhật những thông tin mới và hữu ích nhất.