Trong bài viết này Gia An Property sẽ chia sẻ cùng các bạn những thông tin về bản đồ quy hoạch tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 – 2030 cập nhật mới nhất. Hãy cùng theo dõi nhé.
Phạm vi lập quy hoạch tỉnh Nam Định
Tỉnh Nam Định nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 90 km về phía Tây Bắc, cách tỉnh Thái Bình 18 km và thành phố Hải Phòng 90 km về phía Đông Bắc. Tỉnh lỵ tỉnh Nam Định là thành phố Nam Định.
Tỉnh Nam Định có 10 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh gồm 1 thành phố (thành phố Nam Định) và 9 huyện (huyện Giao Thủy, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Mỹ Lộc, Trực Ninh, Vụ Bản, Xuân Trường, Ý Yên).
Vị trí địa lý của tỉnh như sau:
- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Bình.
- Phía Đông Nam giáp biển Đông (vịnh Bắc Bộ).
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình.
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hà Nam.
Quy hoạch tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 – 2030 tập trung vào quy hoạch thành phố Nam Định. Toàn bộ thành phố Nam Định có diện tích đất 46,41 km2. Ranh giới khu vực quy hoạch được xác định như sau:
- Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình.
- Phía Tây giáp 1 phần của huyện Vụ Bản.
- Phía Nam cũng giáp 1 phần huyện Vụ Bản và Nam Trực.
- Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam.
Thông tin quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định
Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 – 2030 cụ thể như sau:
- Thu hồi 49,85 ha diện tích đất để tiến hành xây dựng 18 công trình.
- Chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích 19,69 ha để tiến hành 11 công trình mới.
- Thành phố Nam Định và huyện Giao Thủy có 2 công trình nằm trong kế hoạch sử dụng đất nhưng chưa thực hiện sẽ được chuyển tiếp kế hoạch sử dụng đất với diện tích 7,41 ha.
- Tại huyện Ý Yên có 2 công trình chuyển mục đích sử dụng đất và giao đất cho dân làm nhà ở. Sử dụng đất trong khu dân cư tại các xã, thị trấn thuộc huyện Giao Thủy và huyện Nam Trực với diện tích 2,14 ha.
Tính chất lập quy hoạch thành phố Nam Định
- Thành phố Nam Định là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Nam Định, là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính, chính trị, giáo dục đào tạo của toàn tỉnh Nam Định.
- Thành phố là trung tâm giáo dục đào tạo, y tế dịch vụ du lịch của vùng Nam đồng bằng sông Hồng với các giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời và đặc sắc.
- Tỉnh Nam Định có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
Thông tin quy hoạch sử dụng đất thành phố Nam Định đến năm 2025
Quy hoạch chung thành phố Nam Định với tổng diện tích đất quy hoạch khoảng 18.799 ha. Trong đó gồm có đất xây dựng đô thị và đất khác. Cụ thể như sau:
Đất xây dựng đô thị khoảng 8.322 ha quy hoạch đến năm 2040 gồm:
- Đất dân dụng: diện tích 4.990 ha, chỉ tiêu 83,17 m2/người.
- Đất đơn vị ở: diện tích 2.705 ha, chỉ tiêu 45,09 m2/người.
- Đất công trình dịch vụ công cộng đô thị: diện tích 217 ha, chỉ tiêu 3,61 m2/người.
- Đất cây xanh đô thị: diện tích 579 ha, chỉ tiêu 9,65 m2/người.
- Đất hạ tầng kỹ thuật đô thị: diện tích 1.490 ha.
- Đất ngoài dân dụng: diện tích 3.342 ha.
Đất khác chiếm diện tích 10.466 ha.
Thông tin quy hoạch phát triển không gian vùng thành phố Nam Định
Không gian thành phố Nam Định được chia thành 8 khu vực như sau:
Khu vực 1: là trung tâm đô thị hiện hữu với diện tích khoảng 494 ha, dự kiến đạt quy mô dân số vào năm 2040 khoảng 92.630 người. Khu vực 1 sẽ là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục cấp tỉnh, không gian văn hóa và đô thị lịch sử – hiện đại với các hoạt động thương mại dịch vụ.
Khu vực 2: là khu phát triển mới phía Nam vành đai 1 (quốc lộ 10) với diện tích khoảng 1.710 ha, quy mô dân số đến năm 2040 dự kiến đạt khoảng 141.700 người. Khu vực 2 sẽ là khu đô thị mới gắn với trung tâm hành chính, trung tâm y tế, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, thương mại dịch vụ mới của thành phố.
Khu vực 3: là khu đô thị thương mại dịch vụ phía Tây Bắc thành phố có diện tích khoảng 3.066 ha, dự kiến dân số đạt khoảng 101.060 người vào năm 2040. Đây là khu đô thị gắn liền với thương mại, dịch vụ, giáo dục đào tạo, du lịch và văn hóa lịch sử cấp quốc gia.
Khu vực 4: là trung tâm cửa ngõ phía Tây đường vành đai 1 có diện tích khoảng 2.340 ha, dân số đạt khoảng 46.170 người vào năm 2040. Quy hoạch khu vực 4 trở thành cửa ngõ phía Tây với các chức năng là đầu mối hạ tầng kỹ thuật, giao thông đường bộ, đường sắt, công nghiệp, dịch vụ, logistic.
Khu vực 5: là đô thị mới Nam sông Đào có diện tích khoảng 2.463 ha, quy mô dân số đạt 30.200 người vào năm 2040. Khu số 5 sẽ phát triển đô thị mới phía Nam với chức năng là đô thị thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái phía Nam sông Đào.
Khu vực 6: nằm phía Tây thành phố là khu tập trung công nghiệp, dịch vụ, dân cư có diện tích khoảng 2.356 ha, đến năm 2040 đạt quy mô dân số 30.200 người. Khu số 6 sẽ tập trung phát triển công nghiệp dịch vụ, dịch vụ nhà ở và các tiện ích đô thị dọc trục quốc lộ 21 và quốc lộ 21B.
Khu vực 7: khu dân cư hiện hữu gắn với nông nghiệp sinh thái phía Nam sông Châu Giang. Khu vực 7 có tổng diện tích 2.336 ha, dự kiến dân số đến năm 2040 đạt khoảng 33.500 người. Khu vực này tập trung xây dựng khu cây xanh, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, cụm công nghiệp, vùng canh tác nông nghiệp, vùng sinh thái ven sông Hồng và sông Châu Giang.
Khu vực 8: là khu dân cư hiện hữu phát triển theo hướng nông nghiệp sinh thái nằm tại phía Nam thành phố có diện tích khoảng 4.034 ha, ước tính dân số đạt 45.600 người vào năm 2040. Khu vực 8 sẽ tập trung khu dân cư, quy hoạch thành trung tâm đầu mối hạ tầng kỹ thuật vành đai 2 của các xã thuộc huyện Nam Trực.
Định hướng phát triển các khu dân cư và hệ thống trung tâm tại thành phố Nam Định
- Duy trì cấu trúc hiện có của khu dân cư trong khu trung tâm đô thị hiện hữu nhưng sẽ tăng cường cây xanh, không gian xanh trong khu dân cư. Xây dựng các công trình công viên cây xanh, công trình hỗn hợp, dịch vụ hỗn hợp và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở quỹ đất có sẵn được tái quy hoạch.
- Hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở khu dân cư phía Nam vành đai 1. Bố trí các khu chung cư, nhà ở xã hội cao tầng, công trình công cộng hiện đại mới trong khu dân cư phía Nam.
- Hình thành khu dân cư mới ở phía Bắc đường vành đai 1 phục vụ cho khu công nghiệp Mỹ Trung với các dịch vụ thương mại hậu cần. Loại hình xây dựng chủ yếu là nhà liền kề, nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại, nhà ở công nhân.
- Hình thành khu dân cư phía Tây Bắc thành phố với các loại hình chủ yếu về dịch vụ thương mại, dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí và trung tâm đào tạo. Trong đó nổi bật là dự án ký túc xá sinh viên, nhà ở cho nhân viên, nhà biệt thự.
- Phát triển khu dân cư đô thị mới phía Nam sông Đào, tập trung vào dịch vụ thương mại ven đường vành đai 1 và trục đường trung tâm kết nối khu trung tâm đô thị.
- Khu vực ngoại thành sẽ phát triển các khu dân cư theo hướng nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường.
- Xây dựng các khu trung tâm với chức năng chuyên biệt: trung tâm hành chính tỉnh, trung tâm văn hóa cấp đô thị, trung tâm giáo dục đào tạo cấp vùng, trung tâm y tế với bệnh viện đa khoa tỉnh tại khu đô thị Mỹ Trung, trung tâm thương mại dịch vụ, trung tâm thể dục thể thao tỉnh,…
Thông tin quy hoạch giao thông thành phố Nam Định
Là trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Nam Định, thành phố Nam Định là trung tâm vùng nên cần hình thành mạng lưới giao thông xuyên tâm có đường vành đai để kết nối với khu vực nội tỉnh và với các tỉnh lân cận. Việc quy hoạch giao thông này sẽ giúp hoàn thiện các đường vành bao quanh thành phố Nam Định, tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn, giảm thời lượng di chuyển các huyện trong tỉnh, các tỉnh trong vùng.
Hệ thống giao thông liên kết vùng:
- Đường bộ: tiếp tục nâng cấp đường quốc lộ, đường tỉnh phù hợp với quy hoạch giao thông chung cả nước. Xây dựng tuyến tránh quốc lộ 38B mới và tuyến nhánh quốc lộ 21 phía Nam sông Đào. Đồng thời hoàn thiện toàn tuyến đường vành đai 2.
- Đường sắt: cải tạo, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc Nam đoạn đi ngang thành phố. Bố trí quỹ đất để xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao. Xây dựng tuyến đường sắt kết nối Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh và vùng kinh tế ven biển Nghĩa Hưng, Hải Hậu.
- Đường thủy: nâng cấp luồng lạch sông Đào đạt cấp II. Xây cảng sông Nam Định mới trên sông Hồng.
Hệ thống giao thông đô thị:
- Tại trung tâm thành phố hiện hữu gồm phố cổ, khu dân cư cũ sẽ hạn chế mở đường mới mà sẽ tập trung nâng cấp đường cũ, cải thiện các nút nghẽn giao thông.
- Xây dựng trục đường chính kết nối trung tâm phố cổ, khu dân cư cũ với khu đô thị mới của thành phố.
- Xây dựng giao thông nông thôn ở khu vực ngoại thành để kết nối giao thông đô thị.
Các công trình giao thông tiêu biểu của thành phố như:
- Nâng cấp bến xe phía Nam khu vực đường Lê Đức Thọ, xây mới bến xe phía Bắc.
- Xây 3 cầu mới qua sông Đào.
- Xây dựng các tuyến buýt nhanh.
- Bố trí các bãi đỗ xe công cộng.
- Xây dựng nút giao thông, giải quyết tình trạng tắc nghẽn hiện hữu.
Trên đây là những thông tin cập nhật mới nhất về bản đồ quy hoạch tỉnh Nam Định giai đoạn 2021 – 2030. Hãy theo dõi Gia An Property để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.