Tại nhiều nơi, việc dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp đang trở nên phổ biến. Vì thế, nhiều người đã đặt ra câu hỏi đất vườn có được xây nhà tạm không. Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc và những quy định của pháp luật liên quan.
Định nghĩa đất vườn là gì?
Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi đất vườn có xây dựng nhà tạm được hay không thì bạn cần phải nắm được khái niệm đất vườn là gì. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, loại đất như thế nào được xem là đất vườn?
Hiện nay, Luật Đất đai chưa quy định cụ thể về định nghĩa đất vườn. Tuy nhiên, tại Điều 10 Luật Đất đai 2013 phân loại đất đai thành 3 nhóm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Cách xác định phần diện tích đất vườn, ao trong cùng thửa đất ở (thửa đất có nhiều mục đích sử dụng, gồm có đất ở, đất vườn, ao) căn cứ theo quy định tại Điều 103 Luật Đất đai 2013.
Ngoài ra, một số văn bản pháp luật trước đây đã quy định về vấn đề này căn cứ theo Quyết định 507/1999/QĐ-TCĐC về hệ thống biểu mẫu thống kê đất đai phục vụ công tác kiểm kê đất đai năm 2000 của Tổng cục Địa chính ngày 12/10/1999 quy định: “Đất vườn tạp là diện tích đất vườn gắn liền với đất ở thuộc khuôn viên của mỗi hộ gia đình trong các khu dân cư trồng xen kẽ các loại cây hàng năm với cây lâu năm hoặc các cây lâu năm mà không thể tách riêng để tính diện tích từng loại”
Bên cạnh đó, Phụ lục mục đích sử dụng đất và ký hiệu quy ước theo Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 quy định đất vườn thuộc nhóm đất nông nghiệp, ký hiệu là “Vườn”.
Như vậy, theo pháp luật, đất vườn là đất trồng cây hàng năm hoặc lâu năm, có thể là thửa đất nông nghiệp riêng hoặc nằm trong cùng đất ở.
Đất vườn có được xây nhà tạm không?
Nguyên tắc khi sử dụng đất được chú trọng hiện nay chính là phải sử dụng đất đúng mục đích căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai năm 2013 quy định sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 170 bộ luật đất đai năm 2013 nghĩa vụ chung của người sử dụng đất là người sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không.
Như vậy, trên giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hay các giấy tờ có liên quan nêu rõ mục đích sử dụng đất như thế nào thì người sử dụng đất phải thực hiện như vậy. Người sử dụng đất không được sử dụng trái với mục đích được ghi trong giấy tờ.
Người sử dụng đất không được xây dựng nhà ở trên đất vườn bởi đất vườn thực tế là đất có mục đích làm vườn, trồng cây hàng năm và cây lâu năm như cây ăn quả, cây cảnh… thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Mặc dù chỉ xây dựng nhà tạm là nhà đơn giản, không đòi hỏi nhiều về thiết kế, chi phí xây dựng được xây bằng các vật liệu như tre, gỗ, đất, đá… nhưng không được pháp xây dựng trên đất vườn theo quy định của pháp luật.
Xây nhà tạm trên đất vườn có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
Ngoài vấn đề về đất vườn có được xây nhà tạm không, nhiều người quan tâm về mức hình phạt nếu xây nhà tạm trên đất vườn. Trong trường hợp người sử dụng đất xây nhà tạm trên đất vườn nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Nếu chủ sở hữu đất vẫn cố tình xây dựng trái phép mặc dù đã bị xử phạt hành chính thì có thể bị buộc tháo dỡ công trình hoặc nghiêm trọng hơn là thu hồi đất.
- Xây nhà tạm trên đất vườn bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hành vi tự ý xây dựng nhà ở trên đất vườn là hành vi tự ý chuyển đất trồng cây hàng năm khác và đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Mức xử phạt đối với hành vi tự ý xây nhà tạm trên đất vườn như sau:
TT | Diện tích chuyển trái phép | Mức phạt | |
Khu vực nông thôn | Khu vực đô thị | ||
1 | Dưới 0,02 héc ta (200m2) | Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng | Hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt khu vực nông thôn |
2 | Từ 0,02 đến dưới 0,05 héc ta | Phạt tiền từ 05 – 08 triệu đồng | |
3 | Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta | Phạt tiền từ 08 – 15 triệu đồng | |
4 | Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta | Phạt tiền từ 15 – 30 triệu đồng | |
5 | Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta | Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng | |
6 | Từ 01 đến dưới 03 héc ta | Phạt tiền từ 50 – 100 triệu đồng | |
7 | Từ 03 héc ta trở lên | Phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng | |
Lưu ý: Mức phạt trên đây là mức phạt áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân vi phạm; nếu tổ chức vi phạm sẽ phạt gấp đôi. | |||
Ngoài việc bị phạt tiền, người tự ý chuyển mục đích sử dụng đất còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
|
Như vậy, theo quy định nêu trên, vấn đề đất vườn có được xây nhà tạm không được quy định cụ thể. Việc tự ý xây dựng nhà tạm ở đất vườn bị phạt tiền và buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất (tháo dỡ nhà tạm). Mức phạt tiền vì xây dựng nhà tạm trên đất phụ thuộc điện tích xây dựng (diện tích tự ý chuyển mục đích sử dụng đất).
Làm thế nào để xây nhà tạm trên đất vườn? Cách lách luật xây nhà trên đất nông nghiệp.
Vậy trong trường hợp muốn xây dựng nhà tạm trên đất vườn nếu phải làm thế nào, cần đến những thủ tục gì? Trong trường hợp bạn muốn xây nhà trên đất, việc đầu tiên và bắt buộc thực hiện là chuyển mục đích quyền sử dụng đất vườn sang đất ở.
Căn cứ theo quy định trong luật đất đai năm 2013, đất thổ cư chính là loại đất được sử dụng để cất nhà ở. Đây là loại đất được quy định vào nhóm đất phi nông nghiệp, có thể xây dựng các công trình theo nhu cầu của người dân.
Cách lách luật xây nhà trên đất nông nghiệp chính là bạn chuyển đổi một phần đất nông nghiệp sang đất thổ cư để xây dựng nhà tạm trên khu đất đã được chuyển đổi.
Điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư
Để thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở, người dùng cần đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 52 Luật Đất đai 2013. Theo đó, các điều kiện chuyển đổi bao gồm:
- Thửa đất cần chuyển đổi mục đích thuộc kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Có nhu cầu sử dụng đất thổ cư thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Như vậy, để có thể xây nhà tạm trên đất vườn thì cần phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở nêu trên.
Hồ sơ chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở
Để chuyển đổi mục đích sử dụng đất vườn sang đất ở, người sử dụng đất cần phải chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ được hướng dẫn theo quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT. Hồ sơ gồm có:
- Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của nhà nước
- Giấy chứng nhận quyền sử hữu, sử dụng đất hay các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất
- Nếu chỉ chuyển đổi mục đích sử dụng đất của một phần diện tích trên thửa đất đó thì cần có bản trích đo bản đồ địa chính
- 2 bản vẽ thiết kế công trình xây dựng muốn xin phép
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ sẽ sớm được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng trong vòng 20 ngày.
Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Thủ tục xin cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở được hướng dẫn cụ thể theo quy định tại Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Theo đó, để có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây nhà tạm trên đất vườn thì người sử dụng đất cần phải tham khảo thủ tục gồm các bước dưới đây.
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn ở trên
- Bước 2: Nộp trực tiếp hồ sơ đã chuẩn bị trực tiếp tại phòng tài nguyên & môi trường
- Bước 3: Phòng tài nguyên & môi trường sẽ tiếp nhận hồ sơ, sau đó kiểm tra, thẩm định và xử lý hồ sơ
- Bước 4: Người yêu cầu thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định và nhận kết quả là quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Hy vọng rằng qua bài viết này đã bạn đã giải đáp được thắc mắc đất vườn có được xây nhà tạm không. Để có thể xây nhà tạm trên đất vườn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục để thực hiện cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Ngoài ra, chủ sở hữu đất cũng nên tìm hiểu thêm về những quy định, pháp lý sử dụng đất để không rơi vào các trường hợp vi phạm để phải nhận những hình thức xử phạt.
Xem thêm: