Bản vẽ móng cọc nhà 3 tầng chi tiết nhất năm 2022

Bản vẽ móng cọc nhà 3 tầng chi tiết nhất năm 2022

Người xưa có câu “tậu trâu, lấy vợ, làm nhà”, đây là ba việc lớn của mỗi đời người ai cũng phải trải qua. Xây nhà là việc vô cùng trọng đại, muốn ngôi nhà đẹp và vững chắc, bền vững theo thời gian thì móng cọc chiếm đến 70% giá trị quyết định điều đó, nhưng khi thi công công trình, chúng tôi quan sát thấy phần móng là phần còn yếu kém. Vì vậy, chúng tôi sẽ cung cấp thông về bản vẽ móng cọc nhà 3 tầng chi tiết nhất 2022 tại đây, bạn đừng bỏ lỡ nhé. 

1. Móng cọc là gì?

Móng cọc trong lĩnh vực xây dựng không còn xa lạ đối với các kỹ sư và công nhân. Móng cọc là loại móng rất thông dụng thường chuyên dùng để làm việc trên nền đất yếu giúp công trình vững chắc. Móng này chỉ có 2 phần dễ nhận biết là móng và cọc. Nó có nhiệm vụ  truyền trọng lực từ kết cấu thượng tầng xuống các lớp đất bên dưới của móng. Với đặc điểm của thổ nhưỡng Việt Nam hầu hết là đất rất yếu. Cần gia cố nền trước khi xây móng. Một trong những biện pháp gia cố hiệu quả là gia cố bằng đóng cừ tràm. Kết hợp với móng cọc, chân trụ được gia cố thêm các trụ cừ tràm để phát huy hết khả năng chịu tải.

ban-ve-ket-cau-mong-coc=nha-3-tang-1
Bản vẽ móng cọc nhà 3 tầng

2. Kết cấu móng cọc nhà 3 tầng

Trường hợp phải dùng đến móng cọc nhà 3 tầng:

  • Gia chủ cần bản vẽ nhà 3 cọc nếu nằm trên phần đất nền bị tác động nhiều bởi ao, hồ, sông, biển.
  • Nhà 3 tầng nằm trong khu vực mực nước ngầm cao.
  • Nhà 3 tầng gần khu vực xây dựng có kênh nước hoặc hệ thống thoát nước sâu gần công trình.
  • Nhà 3 tầng với tải trọng lớn.

Gia chủ nên hỏi thêm ý kiến tư vấn của kiến trúc sư, ngoài ra có thể tham khảo thêm ý kiến từ những người xung quanh để biết rõ về địa chất, từ đó có thể đưa ra quyết định lựa chọn móng phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.

3. Bản vẽ chi tiết móng cọc nhà 3 tầng chính xác nhất

Mục đích của cung cấp bản vẽ móng cọc nhà 3 tầng là làm giảm mức giá thiết kế và thi công nhưng đảm bảo đem lại sự vững chắc cho công trình của bạn.

3.1. Mặt bằng định vị cọc ép móng cho nhà 3 tầng

Các thông số liên quan đến cọc ép gồm:

  • Tiết diện bọc bê tông cốt thép là 200x200mm.
  • Bản vẽ số 1 cần 40 cọc
  • 20 tấn trên mỗi đầu cọc có thể chịu lực được.
  • Lực ép cho đầu cọc khi thi công tối thiểu là 40 tấn và tối đa là 50 tấn ký hiệu: Pmin và Pmax.
  • Ép cọc đến mức tối đa cho tới khi đủ độ chối.
  • Dự kiến chiều dài của cọc là 8m và có thể hơn nữa tùy thuộc vào thông số kết quả của việc khảo sát địa chất.
  • Đập đầu cọc: 40cm
  • Đối với những công trình thi công trong khu dân cư đông đúc, có nhà xung quanh, nền đất yếu thì việc ép cọc cần được thực hiện áp dụng những biện pháp an toàn.ban-ve-ket-cau-mong-coc-nha-3-tang-2

3.2. Yếu tố cọc ép bê tông

Thể hiện thông số kỹ thuật gồm: đầu cọc, thân cọc, đuôi cọc cùng với các chi tiết nối.

  • Được chuyên gia khuyên dùng sử dụng phổ biến nhất là cọc mác 250
  • Khi đạt cường độ 100% nên được vận chuyển thi công
  • Thép Ai ( phi < 10) có Ra = 2250 kg/cm2
  • Thép Ai ( phi > 10) có Ra = 2800 kg/cm2
  • Thép tấm hay thép góc loại CT3 có R = 2100 kg/cm2
  • Que hàn E42 hoặc có thể tương đương
  • Sử dụng cọc bê tông cốt thép tiết diện 200x200mm
  • Sức chịu tải thiết kế của cọc = 20 tấn
  • Lực ép khi ép nhỏ nhất = 40 tấn và lực ép khi ép lớn nhất = 50 tấn
  • Chỉ khi có kết quả thí nghiệm cọc mới được cho phép ép đại trà
  • Sau khi có kết quả ép thử cọc nên xem xét lại chiều dài cọc cho chính xác
  • Để liên kết chặt cọc và đài, cần phải đập vỡ đầu cọc khoảng 40cm
  • Khi thi công phải giám sát chặt chẽ quá trình ép cọc, cung cấp số liệu lực ép đầy đủ để bên tư vấn thiết kế biết để đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời.
  • Tổng số cọc ép cho bản vẽ móng cọc nhà 3 tầng là 40 cọc, mỗi cọc dài 8m gồm 2 đoạn.

3.3. Mặt bằng kết cấu móng cho nhà 3 tầng

Bản vẽ này là để thể hiện rõ mặt bằng vị trí định vị của đài móng.

  • Ghi chú chung cho bản vẽ số 3
  • Bê tông B20 (Mác 250) có Rb là 11 MPa (115 kg/cm2)
  • Bê tông lót B là 7.5 (M100)
  • Thép All, kí hiệu: 10
  • Thép All, kí hiệu 10>phi có Rs là 280 MPa (2800 kg/cm2)
  • Thống kê thép xây dựng cho tổng cấu kiện
  • Uốn nối thép theo quy phạm đã đề ra
  • Nên kết hợp các bản vẽ liên quan để thi công
  • Khi thi công có gì thay đổi phải báo ngay cho đơn vị tư vấn thiết kế để phối hợp cùng giải quyết

3.4. Mặt bằng định vị cổ cột cho móng nhà

Cổ cột là phần nối dài từ đài móng lên cốt 0 và sau đó nối tiếp với phần cột thân nhà. Phần ghi chú chung cho bản vẽ này khá giống với ghi chú và thông số bản mặt bằng kết cấu móng nhà 3 tầng.

ban-ve-mong-coc-nha-3-tang-3

3.5. Mặt bằng tường móng nhà

Bản vẽ này thể hiện các phần tường để xây sau khi làm móng xong, khá dễ nên bạn có thể bỏ qua.

Bản vẽ móng cọc nhà 3 tầng chi tiết nhất năm 2022 - 5

3.6. Yếu tố móng và dầm móng

Ghi chú bản vẽ này tương tự với những ghi chú trên, thể hiện chi tiết về đài cọc, dầm móng liên kết với đài cọc, độ cao của các đài, mác bê tông cũng như sắt thép.

Bản vẽ móng cọc nhà 3 tầng chi tiết nhất năm 2022 - 6

3.7. Yếu tố tường móng, cổ móng và móng gạch

Thể hiện các phần tường móng sau khi đa đổ dầm nên phải xây lên cốt 0.

  • Cổ móng: hướng dẫn cách thép liên kết với đài móng, cao độ thép nối, chiều dài, số lượng thành và kích thước thép.Bản vẽ móng cọc nhà 3 tầng chi tiết nhất năm 2022 - 7
  • Móng gạch: là các phần tường phụ được xây bằng móng gạch để nâng đỡ tường, vai trò để giúp tường không bị lún.Bản vẽ móng cọc nhà 3 tầng chi tiết nhất năm 2022 - 8

Bài viết này đã hướng dẫn chi tiết về bản vẽ móng nhà 3 tầng mới nhất 2022, bạn nên đầu tư thời gian tham khảo kỹ vì xây nhà là việc quan trọng, đặc biệt là đảm bảo sự bền bỉ qua thời gian và tác động của mẹ thiên nhiên. Tập đoàn Trần Anh chúng tôi hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin bổ ích về bản vẽ móng nhà 3 tầng cho bạn.

4.4/5 - (57 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác