Có nên mua đất thanh lý của ngân hàng? những rủi ro thường gặp phải khi mua? đây là những câu hỏi đang rất được quan tâm hiện nay. Đất thanh lý của ngân hàng chưa bao giờ hết “hot”, nó luôn thu hút nhiều chủ đầu tư bởi giá rẻ và được rao bán tại những tổ chức uy tín như ngân hàng. Bài viết này sẽ đưa đến những giải đáp và thắc mắc liên quan đến đất thanh lý của ngân hàng. Hãy cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Khái niệm đất thanh lý của ngân hàng
Đất thanh lý của ngân hàng là đất do ngân hàng tịch thu khi cá nhân, doanh nghiệp vay vốn không còn khả năng chi trả cho họ.
Hiện nay, các ngân hàng đều có hình thức vay vốn thế chấp tài sản: nhà hoặc đất. Khi người vay tiền không có khả năng chi trả nữa thì sẽ tịch thu tài sản đã thế chấp.
Việc gắn mác” thanh lý” nhằm đánh trúng tâm lý của người mua rằng: mua đất thanh lý sẽ rẻ hơn rất nhiều so với thị trường. Người bán chỉ cần thu được vốn về chứ không quan tâm đến lợi nhuận
2. Những đối tượng được bán đất thanh lý của ngân hàng
Hiện nay, có 2 đối tượng được rao bán đất thanh lý của ngân hàng:
2.1. Người vay vốn ngân hàng ( chủ sở hữu đất)
Mục đích của ngân hàng thu được tiền về chứ không phải là mảnh đất của người vay. Vì vậy, trước khi tịch thu đất thì ngân hàng sẽ để cho chủ sở hữu đất tự rao bán mảnh đất này và lấy tiền trả cho ngân hàng.
2.2. Ngân hàng rao bán đất thanh lý
Trong trường hợp, khách hàng không đồng ý hoặc không có khả năng rao bán, lúc đó ngân hàng sẽ tự rao bán đất này theo quy định của pháp luật.
Các mảnh đất được rao bán sẽ không bán bằng hình thức phát tờ rơi, dán cột điện,… mà sẽ được đăng lên website chính thức của ngân hàng đó và công bố trên các phương tiện truyền thông uy tín.
3. Ưu điểm và nhược điểm khi mua đất thanh lý của ngân hàng
3.1. Ưu điểm
- Đất thanh lý của ngân hàng luôn rẻ hơn so với thị trường 20-30% vì mục đích của ngân hàng là thu hồi nợ chứ không phải kinh doanh bất động sản, vì vậy, ngân hàng không quan tâm đến mức giá của thị trường mà chỉ đưa ra mức giá phù hợp với khoản vay trước đó của người vay với mục đích thanh toán hết nợ cho ngân hàng.
- Đảm bảo an toàn, không lừa đảo:
Để thế chấp đất khi vay tiền ngân hàng thì người vay cùng với tài sản thế chấp phải trải qua bước kiểm tra và thẩm định nghiêm ngặt của ngân hàng.
Những bất động sản có pháp lý đầy đủ, có tiềm năng tốt thì ngân hàng mới cho vay vốn.
Chính vì vậy, đất thanh lý của ngân hàng luôn tạo được niềm tin tuyệt đối đối với khách hàng. Họ không chỉ vì lợi ích cá nhân mà đánh mất sự uy tín của ngân hàng.
3.2. Nhược điểm (rủi ro)
- Không xác định được chủ sở hữu:
Mảnh đất là của người vay, sau khi thế chấp là quyền sở hữu thuộc về ngân hàng. Đây là điều gây rất nhiều rắc rối và rủi ro đối với người mua.
Nếu mua bán với chính chủ sở hữu thì sau khi giao dịch thành công, đưa tiền cho chủ nhưng chủ không trả nợ cho ngân hàng để lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về thì ngân hàng vẫn có quyền rao bán mảnh đất đó. Người mưa vừa bị mất tiền vừa không có đất.
Nếu mua bán với ngân hàng, sau khi thành công thì người mua vẫn bị kiện tụng bởi người chủ sở hữu.
- Quy trình chuyển nhượng phức tạp
Thông thường, khi mua bán một cái gì đó, thì chúng ta chỉ cần xuất hiện 2 bên: người bán và người mua nhưng đối với mua bán đất thanh lý của ngân hàng thì cần phải 3 bên: người bán (chủ sở hữu)- ngân hàng- người mua. Dù có được sự hợp tác giữa các bên nhưng quy trình chuyển nhượng sẽ diễn ra phức tạp, khó khăn hơn so với bình thường
- Dễ dính vào tranh chấp, kiện tụng.
Nếu ngân hàng bán đất mà người vay không đồng ý mức giá hay xảy ra tranh chấp không thỏa thuận được, người vay kiện ngân hàng thì bạn với tư cách là người mua mảnh đất này thì cũng sẽ phải ra tòa, có mặt trong buổi kiện.
4. Có nên mua đất thanh lý của ngân hàng không?
Đối với câu hỏi này thì chỉ có một câu trả lời duy nhất: Nên
Đất đai càng ngày càng tăng giá, cho nên đất thanh lý của ngân hàng luôn thu hút được người mua vì giá nó rẻ hơn với gia thị trường.
Thay vì chúng ta bỏ ra 100% số tiền để có được mảnh đất đó, thì với đất thanh lý của ngân hàng chỉ cần 70-80% số tiền, một mức quá “hời”.
Vì vậy, khi có cơ hội thì không một ai bỏ qua đất thanh lý của ngân hàng cả, ngay cả khi không có ý định mua.
Trong quá trình mua bán đất có thể xảy ra nhiều rủi ro không đáng có tuy nhiên những vấn đề đó người mua có thể xử lý được.
5. Những lưu ý khi mua đất thanh lý của ngân hàng
Để tránh những rủi ro đáng tiếc khi quyết định mua đất thanh lý của ngân hàng, người mua cần chú ý những điểm sau:
5.1. Đảm bảo chắc chắn rằng đó là đất thanh lý của ngân hàng
Có rất nhiều mảnh đất được gắn mác” đất thanh lý của ngân hàng”. Khi từ “ giá rẻ” trở nên phổ biến và không được sự tin tưởng của người mua thì “ thanh lý” sẽ lên ngôi.
Đây là việc mượn từ của ngân hàng để tạo sự uy tín, an tâm cho người mua. Vì vậy, cần phải điều tra thông tin kỹ càng và chính xác, nếu biết được không phải đất thanh lý của ngân hàng thì hãy tranh xa
5.2. Số lượng đất thanh lý của ngân hàng chắc chắn có hạn
Vì số lượng đất có giới hạn, cho nên những thông tin thanh lý đất của ngân hàng sẽ được đăng lên website chính thức chứ không phải đăng tràn lan trên mạng xã hội hay in trên tờ rơi.
Nếu bắt gặp những thông tin rao bán tràn lan như vậy thì chắc chắn không phải đất thanh lý của ngân hàng.
5.3. Không phải đất thanh lý nào cũng có giá trị
Mặc dù, giá đất thanh lý của ngân hàng rẻ hơn với thị trường, nhưng trước khi mua thì bạn cần phải cân nhắc một số vấn đề về sự tăng trưởng và phát triển của mảnh đất sau này? Nó có phù hợp với mục đích nhu cầu sử dụng của bạn?…
Không ít trường hợp, nhà đầu tư mua trúng những mảnh đất xa xôi, hẻo lánh, không có khả năng phát triển dẫn đến không thể sinh ra lợi nhuận, mảnh đất không có giá,..
5.4. Đảm bảo giấy tờ pháp lý
Người mua cần phải đảm bảo được giấy tờ và những thông tin pháp lý liên quan đến đất bao gồm giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đất có đang trong kế hoạch quy hoạch hay không, có đang vướng vào kiện tụng hay tranh chấp gì hay không?…
Bài viết này, Gia An Property chúng tôi đã giải đáp câu hỏi: Có nên mua đất thanh lý của ngân hàng hay không? và những rủi ro gặp phải khi mua. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn.