Các quy định sai số cho phép trong đo đạc địa chính đúng pháp luật

Các quy định sai số cho phép trong đo đạc địa chính đúng pháp luật

Sai số cho phép trong đo đạc địa chính được pháp luật quy định như thế nào? Con số được phép sai là bao nhiêu? Trường hợp sai số ngoài quy định thì phải xử lý như thế nào? Bài viết này chúng tôi sẽ đưa đến câu trả lời cho bạn. Đừng bỏ qua bài viết này!

1. Bản đồ địa chính là gì?

sai-so-cho-phep-trong-do-dac-dia-chinh-1
Sai số cho phép trong đo đạc địa chính

Địa chính là cơ quan ghi quyền sở hữu chất lượng, vị trí, ranh giới, chất lượng, quyền sở hữu số lượng và việc sử dụng đất để lập bản đồ địa chính.

Theo khoản 4 điều 3 Luật Đất đai 2013, bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính thị trấn, xã, phường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận được gọi là bản đồ địa chính.

Bản đồ địa chính được sử dụng trong công tác quản lý đất đai, nó được thể hiện qua các nội dung sau:

  • Kiểm tra và thống kê đất đai hàng năm
  • Xác nhận và lưu trữ thông tin về quyền sử dụng đất đối với tùng thửa ruộng.
  • Bản đồ địa chính là căn cứ giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý đất đai hoặc các vấn đề liên quan như tranh chấp đất đai, xác định nghĩa vụ tài chính,..
  • Đây là cơ sở pháp lý cho các hoạt động liên quan như thừa kế, chuyển nhượng, thế chấp đất đai,..

2. Các yếu tố tạo thành bản đồ địa chính. 

sai-so-cho-phep-trong-do-dac-dia-chinh-2

  • Điểm: Đây là vị trí được đánh dấu trên thực địa bằng một điểm đánh dấu đặc biệt. Bao gồm:  điểm khống chế ảnh ngoài, Cao độ quốc gia các hạng, điểm khống chế ảnh ngoài, Điểm khống chế tọa độ, điểm khống chế đo đạc có mốc ổn định,  điểm địa chính.
  • Đường thẳng: Đường thẳng được tạo thành bởi các điểm được đánh dấu trên bản đồ.  Các khung bản đồ, lưới bản đồ được tạo thành bởi các đường thẳng.
  • Mốc giới quy hoạch: ở bản đồ địa chính sẽ thể hiện chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, đường dây điện cao áp, các mốc quy hoạch, hành lang bảo vệ đê điều,  hành lang bảo vệ 
  • Thửa đất: Các thửa đất được phân biệt bằng các đường ranh giới, đây là đường bao liền khối theo hệ thống ký hiệu trên bản đồ.
  • Các yếu tố tự nhiên và nhân tạo thể hiện trên thửa đất: trong khu vực do tổ chức Nhà nước giao đất, đô thị, cho thuê đất chỉ thể hiện công trình chính, công trình tạm thời thì không. Đối với nông thôn, không thể hiện ở các công trình.

3. Những nội dung thể hiện trên bản đồ địa chính:

  • Loại đất: Trong bản đồ địa chính theo quy định của pháp luật sẽ phân loại từng thửa đất theo mục đích sử dụng. Hiện nay, có 3 loại nhóm đất chính: đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
  • Công trình xây dựng trên đất: đây là trên bản đồ dùng để thể hiện chính xác ranh giới của các công trình xây dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc. Các công trình xây dựng phải xác định theo mép tường ngoài. Ở vị trí xây dựng công trình trên đất cũng thể hiện tính chất công trình như nhà nhiều tầng, xây gạch, bê tông.
  • Công trình thủy lợi: ao hồ, kênh hệ thống sông,  rạch,… được đo theo mực nước cao nhất hoặc mực nước tại thời điểm đo. Theo quy định của pháp luật, nếu kênh lớn hơn 0,5mm bắt buộc vẽ 2 trên bản đồ, còn kênh rộng dưới 0,5mm phải vẽ một đường dọc theo tâm của kênh đó. Khi đo vẽ trong khu dân cư phải đo vẽ chính xác các rãnh thoát nước công cộng. Các kênh, rạch, sông ở trên bản đồ địa chính cần ghi tên riêng và hướng dòng nước.

4. Quy định sai số cho phép trong đo đạc địa chính

sai-so-cho-phep-trong-do-dac-dia-chinh-3

Việc sai số trong đo đạc là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa địa chính muốn đo diện tích bao nhiêu cũng được. Để đảm bảo quyền lợi cho người sở hữu đất và cán bộ đo đạc làm việc chính xác hơn, pháp luật đã đưa ra  quy định sai số cho phép trong đo đạc địa chính. 

Theo như quy định tại Điều 7 Thông tư số 25/2014/TT – BTNMT của Bộ tài nguyên và Môi trường đã ban hành quyết định quy định sai số trong đo đạc địa chính, gồm 7 quy định như sau: 

Quy định 1:

 Sai số bình phương vị trí mặt phẳng ở điểm khống chế, điểm trạm đo so với điểm xuất phát sau bình sai không lớn hơn 0,1 mm tính theo tỷ lệ bản đồ thành lập.

Quy định 2:

Sai số chỉ điểm góc của giao điểm của lưới, khung bản đồ, các điểm địa chính , các điểm tọa độ quốc gia, , các điểm có tọa độ khác trên bản đồ địa chính dạng số được quy định bằng 0 (không có sai số).

Quy định 3:

Đối với bản đồ địa chính ở dạng giấy, sai số về độ dài cạnh khung bản đồ không lớn hơn 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữa điểm tọa độ và điểm góc của khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km) không quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết.

Quy định 4:

Sai số vị trí của bất kỳ điểm nào trên ranh giới thửa đất thể hiện trên bản đồ địa chính dạng số so với vị trí các điểm khống chế đo đạc gần nhất không được vượt quá:

  • Đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200: <=5cm
  • Đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500: <=7 cm 
  • Đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000: <= 15 cm 
  • Đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000: <=30 cm
  • Đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000: <=150 cm
  • Đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000: <=300 cm 
  • Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000,1:2000 thì sai số vị trí điểm nêu tại điểm c và d khoản 4 Điều này cho phép tăng 1,5 lần.

Quy định 5:

Sai số tương hỗ về vị trí của hai điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất thể hiện trên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa đo trực tiếp hoặc gián tiếp từ cùng một trạm không lớn hơn 0,2 mm theo quy tỷ lệ bản đồ được lập nhưng không vượt 4 cm ngoài thực địa đối với các cạnh của thửa đất có chiều dài dưới 5 m.

Đối với đất nông nghiệp để đo đạc lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 1000, 1: 2000, sai số đối ứng vị trí của hai điểm nêu trên cho phép tăng thêm 1,5 lần.

Quy định 6:

Vị trí các mốc địa giới hành chính được xác định chính xác với các mốc khống chế đo vẽ.

Quy định 7:

 Khi kiểm tra lỗi phải kiểm tra đồng thời cả sai số của vị trí điểm với điểm khống chế gần nhất và sai số lẫn nhau của vị trí điểm. Giá trị tuyệt đối của sai số lớn nhất khi thử nghiệm không được vượt quá giá trị tuyệt đối của sai số cho phép, số sai số thử nghiệm bằng hoặc gần bằng (từ 90% đến 100%) giá trị tuyệt đối của sai số lớn nhất. cho phép không vượt 10% tổng số ca kiểm tra. Trong mọi trường hợp, những sai sót trên không được có tính hệ thống.”

5. Cần phải làm gì khi xuất hiện sai số ngoài quy định trong đo đạc địa chính?

Chủ sở hữu quyền sử dụng đất có quyền làm đơn đo lại diện tích trong trường hợp cán bộ địa chính đo sai diện tích đất. 

Tuy nhiên, việc đo sai diện tích đất không phải hoàn toàn do cán bộ địa chính, có thể là do chủ sở hữu đất lúc này thì chủ sở hữu đất phải có đơn đề nghị đo lại diện tích đất.

Người sử dụng đất, chủ sở hữu đất cần liên hệ với Uy bản nhân dân để xem xét và đo lại trong trường hợp kết quả đo đạc khác với ranh giới được thể hiện trên sơ đồ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trên đây Gia An Property chúng tôi đã chia sẻ từ A-Z về sai số cho phép trong đo đạc địa chính. Nếu bạn có thắc mắc liên hệ trực tiếp với chúng tôi.  

 

4.8/5 - (75 bình chọn)
[adinserter block="3"]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác