TCVN quy định các khổ giấy nào sau đây trong bản vẽ kỹ thuật

TCVN quy định các khổ giấy nào sau đây trong bản vẽ kỹ thuật

Các quy định về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật xây dựng được Bộ Xây dựng ban hành nhằm mục đích thống nhất cách trình bày, đọc-hiểu bản vẽ kỹ thuật đối với mọi người. Vậy, TCVN quy định các khổ giấy nào sau đây trong bản vẽ kỹ thuật? Và được quy định như thế nào?Bài viết này, Gia An Property chúng tôi sẽ trình bày những quy định về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật mới nhất cho bạn.

tcvn-quy-dinh-cac-kho-giay-nao-sau-day-01
TCVN quy định các khổ giấy nào sau đây

1. Bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ kỹ là phương tiện giao tiếp trong kỹ thuật, nó bao gồm các hình biểu diễn, các số liệu ghi kích thước, các yêu cầu kỹ thuật…., nó được vẽ theo một quy tắc thống nhất nhằm thể hiện hình dạng, kết cấu, độ lớn… của vật thể.

  • Theo Bộ Xây dựng quy định, bản vẽ kỹ thuật thường được thể hiện dưới dạng 2D hoặc 3D theo một quy tắc thống nhất theo tiêu chuẩn TCVN.
  • Bản vẽ kỹ thuật được sủa dụng hầu hết trong tất cả mọi lĩnh vực, mỗi lĩnh vực sẽ có bản vẽ riêng, trong đó có bản vẽ kỹ thật xây dựng và cơ khí thuộc hai lĩnh vực quan trọng nhất.
  • Bản vẽ kỹ thuật có thể được vẽ bằng tay, bằng dụng cụ vẽ hoặc sử dụng máy tính.

2. Các yêu cầu cơ bản trong bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ kỹ thuật là phương tiện giao tiếp đặc biệt và cần phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

  • Bản vẽ không được hiểu theo nhiều nghĩa, chỉ được có 1 ý nghĩa được giải thích rõ ràng.
  • Trên bản vẽ kỹ thuật phải thể hiện đầy đủ nội dung nhằm phục vụ cho một chức năng nhất định.
  • Các đường nét bên ngoài và các chi tiết của một hình biểu diễn nên có tỷ lệ với chi tiết được biểu diễn.
  • Các bản vẽ không nên phụ thuộc vào ngôn ngữ. Chỉ sử dụng các từ trong phạm vi khối tựa đề (khung tên) hoặc ở nơi không thể biểu thị được thông tin bằng hình vẽ.

3. Quy định về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật (theo TCVN)

3.1 Quy định về khổ giấy

Mỗi bản vẽ kỹ thuật phải được vẽ trên một khổ giấy theo quy định. Quy định về khổ giấy sẽ giúp tiết kiệm chi phí và dễ dàng trong việc quản lý. Theo TCVN, hiện nay có 5 loại khổ giấy được sử dụng:

tcvn-quy-dinh-cac-kho-giay-nao-sau-day-02
TCVN quy định các khổ giấy nào sau đây

Cơ sở để phân chia các khổ giấy là A0, có diện tích là 1m2, kích thước: 1189 x 841(mm).

Ngoài những khổ giấy chính, trong trường hợp đặc biệt có sử dụng các giấy phụ được phân chia từ giấy chính. Kích thước của khổ giấy phụ là bội số của khổ giấy A4. Có 6 loại khổ giấy phụ được sử dụng:

  • A3x3 kích thước: 420×891 mm
  • A3x4 kích thước: 420×1189 mm
  • A4x3 kích thước: 297×630 mm
  • A4x4 kích thước: 297×841 mm
  • A5x3 kích thước: 210×444 mm
  • A5x4 kích thước: 210×592 mm

3.2. Quy định khung bản vẽ và khung tên

Mỗi bản vẽ đều phải có khung bản vẽ và khung tên. Nội dung và kích thước được quy định theo TCVN 3821-83 như sau:

Khung bản vẽ: được vẽ bằng các nét liền đậm, kẽ cách các mép khổ giấy tầm 5mm, cách mép trái tầm 25mm

.

tcvn-quy-dinh-cac-kho-giay-nao-sau-day-03
TCVN quy định các khổ giấy nào sau đây

Khung tên: bao hàm nội dung thông tin sản phẩm được biểu diễn và người vẽ. Khung tên phải nằm góc bên phải phái dưới bản vẽ. Khung tên đặt sao cho các chữ ghi phải hướng lên trên hoặc hướng sang trái của bản vẽ. Nội dung và kích thước bản vẽ được quy định như sau:

  • Ô1: Nhan đề chi tiết hoặc sản phẩm
  • Ô2: Tên vật liệu
  • Ô3: Tỷ lệ
  • Ô4: Kí hiệu
  • Ô5: Họ tên người vẽ
  • Ô6: Tháng ngày năm hoàn thành bản vẽ
  • Ô7: Họ và tên người kiểm tra
  • Ô8: Ngày kiểm tra xong
  • Ô9: Tên trường, khoa ,lớp
    TCVN quy định các khổ giấy nào sau đây trong bản vẽ kỹ thuật - 5
    TCVN quy định các khổ giấy nào sau đây

3.3. Quy định về tỷ lệ

Tỷ lệ bản vẽ là tỷ số giữa kích thước đo trên hình biểu diễn với kích thước thực đo trên vật thể đó. Có 3 loại tỷ lệ: tỷ lệ thu nhỏ, tỷ lệ nguyên hình và tỷ lệ phóng to.

  • Tỷ lệ thu nhỏ: 1:2; 1:2,5; 1:4; 1:5;..
  • Tỷ lệ nguyên hình: 1:1
  • Tỷ lệ phóng đại: 2:1; 2,5:1; 4:1; 5:1;…

Tỷ lệ tốt nhất nên dung trong bản vẽ là tỷ lệ nguyên hình (1) vì tỷ lệ này hình bản vẽ không khác nhiều so với hình thực tế.

3.4. Quy định về nét vẽ

Quy định các loại đường nét để biểu diễn vật thể rõ ràng trên bản vẽ. Có các loại đường nét như sau:

  • Nét cơ bản (nét liền đậm): dung để thể hiện đường bao thấy của vật thể.
  • Nét đứt: thể hiện đường bao khuất của vật thể
  • Nét chấm gạch mảnh: dùng để vẽ các đường trục hoặc các đường tâm. Nét vẽ bao gồm những gạch mãnh và chấm giữa các đường gạch đó.
  • Nét liền mảnh: dung để vẽ đường kích thước và đường gióng. Ngoài ra còn dung để vẽ các đường gạch thể hiện mặt cắt.
  • Nét cắt: dùng để vẽ các mặt phẳng cắt.
TCVN quy định các khổ giấy nào sau đây trong bản vẽ kỹ thuật - 6
TCVN quy định các khổ giấy nào sau đây

3.5. Quy định về chữ viết

–  Quy định về khổ chữ viết (ký hiệu h) được xác định bằng chiều cao của chữ in hoa tính bằng mm. Có các loại chữ như sau: 2,5; 3,5; 4;5;10; 14;20;…

– Thường dung kiểu chữ đứng hặc nghiêng 75 độ.

3.6. Quy định về kích thước

Độ lớn của chi tiết biểu diễn được xác định bởi con số kích thước, chúng được ghi trên đường kích thước ở khoảng giữa. Chiều cao cảu con số kích thước không nhỏ hơn 3,5mm.

Đường kích thước không được vẽ cắt đường gióng. Không cho phép sử dụng các đường khác làm đường kích thước.

Đường kích thước được giới hạn bằng mũi tên. Độ lớn của mũi tên phụ thuộc vào bề rộng, chiều dài của nét cơ bản. Tất cả mũi tên trên bản vẽ phải có kích thước như nhau.

Đường kích thước phải vẽ song song với nhau, khoảng cách giữa hai đường bao từ 6 đến 10mm.

3.7. Quy định về hình chiếu

Trong phép chiếu được chia thành hai loại: phép chiếu xuyên tâm và phép chiếu song song

Trong bản vẽ kỹ thuật sẽ có 3 phép chiếu: hình chiếu, hình cắt, mặt cắt.

Các hình biểu diễn của vật thể trên bản vẽ được xây dựng phép chiếu. mỗi phép chiếu gồm 3 yếu tố sau đây:

  • Tâm chiếu: điểm từ đó thực hiện phép chiếu
  • Mặt phẳng hình chiếu: là mặt phẳng thực hiện phép chiếu;
  • Tia chiếu: là đường thẳng tưởng tượng theo đó thực hiện phép chiếu
TCVN quy định các khổ giấy nào sau đây trong bản vẽ kỹ thuật - 7
TCVN quy định các khổ giấy nào sau đây

Cách bố trí hình chiếu:

Trong bản vẽ kỹ thuật, hình biểu diễn bề mặt nhìn thấy cảu vật thể gọi là hình chiếu. Tên gọi hình chiếu phụ thuộc vào hướng chiếu của vật thể. Có 3 loại hình chiếu như sau:

– Hình chiếu đứng là hình chiếu nhìn từ trước vật thể còn được gọi là hình chiếu chính

– Hình chiếu cạnh là hình chiếu nhìn từ bên trái vật thể

– Hình chiếu bằng là hình chiếu nhìn từ trên xuống vật thể

TCVN quy định các khổ giấy nào sau đây trong bản vẽ kỹ thuật - 8
TCVN quy định các khổ giấy nào sau đây

4. Cách đọc bản vẽ kỹ thuật đúng nhất

Về cách đọc bản vẽ kỹ thuật, đọc theo trình tự sau:

  • Đọc khung tên của bản vẽ
  • Xác định các hình chiếu của bản vẽ
  • Phân tích hình chiếu và xác định hình dáng chi tiết một cách tỉ mỉ.
  • Phân tích bản vẽ kích thước của chi tiết.

Trên đây chúng tôi đã trình bày các quy định khổ giấy nào trong bản vẽ kỹ thuật theo TCVN. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.

4.7/5 - (53 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác