Thị trường bất động sản ven biển năm 2020: Hé lộ hướng đi của dòng tiền

Thị trường bất động sản ven biển năm 2020: Hé lộ hướng đi của dòng tiền

Trong đó, một số tỉnh Nam Trung bộ đang dẫn đầu xu hướng cạnh tranh này và sẽ thu hút mạnh dòng tiền của nhà đầu tư.

Ở góc nhìn doanh nghiệp, ông Trương Xuân Quý, Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Flamingo nhận định rằng đối với bất động sản, việc siết chặt tín dụng có ảnh hưởng nhưng chỉ mang tính cục bộ, thời điểm. Bởi bất động sản là một trong những yếu tố không thể tách rời sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy những phương thức tín dụng chỉ mang tính chất thời điểm cuối năm hoặc theo thời điểm. 

“Tôi không cho đó là do chu kì 10 năm hay bao nhiêu năm bởi vấn đề này được diễn ra theo yếu tố vĩ mô của nền kinh tế và định hướng về phát triển của nhà nước. Chính vì thế, mỗi khách hàng sẽ lựa chọn cho mình một kênh đầu tư an toàn, thông minh và phù hợp với nhu cầu hoàn cảnh tài chính của mình”, ông Quý nói thêm.

Theo đó, trong năm 2020, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng vẫn là kênh đầu tư có nhiều điểm sáng và nhà đầu sẽ hưởng được 3 quyền lợi. Thứ nhất, lựa chọn dự án có quy mô lớn, chủ đầu tư có thương hiệu, có hạ tầng du lịch thì nhà đầu tư có nguồn lợi gia tăng giá trị từ việc tăng giá của chính bản thân bất động sản. Thứ hai, liên quan đến năng lực vận hành của chủ đầu tư uy tín nên họ có phần thu thêm từ chính dịch vụ vận hành. Thứ ba, nhà đầu tư được hưởng tất cả các kì nghỉ theo chương trình của chủ đầu tư cộng với hệ thống tiện ích, sinh thái.

Còn theo ông Dương Đức Hiển, Giám đốc kinh doanh nhà ở Savills Hà Nội cho hay, thị trường bất động sản du lịch đang có sự dịch chuyển và hình thành những xu hướng mới.  Cụ thể, nghiên cứu của Savills toàn cầu cho thấy, trong quá trình hội nhập của thế giới và sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ, các loại hình sản phẩm mới được đưa ra, đặc biệt là sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng, ảnh hưởng và đang dần cạnh tranh trực tiếp với mô hình khách sạn truyền thống. 

Ông Hiến nhấn mạnh ngày càng có nhiều khách du lịch cân nhắc việc thuê nhà nghỉ dưỡng ngắn hạn thay vì ở khách sạn.  Theo khảo sát, khách du lịch dự định sẽ thuê nguyên căn hộ hoặc căn nhà trong những chuyến du lịch trong vòng 3 năm tới. Con số này cao hơn hẳn so với 67% cho khách sạn và resort. Chính vì thế, một xu hướng đầu tư hiện nay là khách hàng chuộng sản ph63m biệt thự hoặc đất nền ven biển vì lợi tức cho thuê được cho là sẽ tốt hơn.

Nếu như trước đây, dọc theo các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên hay Ninh Thuận…, khái niệm bất động sản ven biển còn khá mờ nhạt, thì gần đây, các thị trường này đã nổi sóng với hàng loạt dự án lớn. Ngay cả với Bà Rịa – Vũng Tàu, sau thời gian dài nằm yên, bây giờ tiềm năng cũng đã được đánh thức.

Chẳng hạn, Tập đoàn Hưng Thịnh vừa công bố ra thị trường dự án căn hộ du lịch Vũng Tàu Peal có quy mô diện tích hơn 13.000 m2; Hưng Lộc Phát cũng đã tổ chức động thổ khu thấp tầng dự án Mũi Né Sumemrland, với quy mô 31,5 ha, Bình Thuận. Đáng chú ý nhất trong câu chuyện đầu tư bất động sản ven biển là “ông lớn” Novaland với dự án NovaWorld Phan Thiet với quy mô 1.000 ha tại Phan Thiết, và dự án mang tên Novaworld Hồ Tràm với quy mô vốn lên đến hàng ngàn tỷ đồng…

Ngoài các doanh nghiệp kể trên, đến thời điểm hiện nay, hàng loạt doanh nghiệp lớn khác như Nam Group, TTC, Việt Úc, Danh Khôi, DRH Holdings, An Gia… cũng đều đã có dự án ven biển tính từ Bình Định đổ vào Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trong đó, cơn lốc đổ vốn vào bất động sản ven biển không chỉ diễn ra tại các thị trường quen thuộc, mà còn diễn ra mạnh mẽ tại những vùng đất mới. Đơn cử, tại TP. Quy Nhơn (Bình Định), liên danh Công ty Phát Đạt và Công ty Danh Khôi đang triển khai dự án Nhơn Hội New City tại Khu kinh tế Nhơn Hội. Dự án bao gồm 3 phân khu, với quy mô diện tích lên đến cả trăm ha, vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng. 

Đây là dự án có nguồn gốc đất từ chủ trương của UBND tỉnh Bình Định kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực thực sự đến để đánh thức Nhơn Hội, thông qua hình thức đấu giá. Sau khi trúng đấu giá khu đất trên, Công ty Bất động sản Phát Đạt đã bắt tay với DKR hợp tác phát triển dự án. 

Cũng tại Nhơn Hội, theo tìm hiểu, thông qua các thương vụ M&A, Tập đoàn Hưng Thịnh đã chi ra hàng ngàn tỷ đồng để nắm hơn 1.500 ha đất tại đây, dự kiến trong năm 2020, sẽ triển khai thành một đại đô thị tầm cỡ tại Nhơn Hội. Công ty Property X cũng vừa tung ra thị trường Quy Nhơn dự án Grand Center gồm hàng trăm căn hộ nghỉ dưỡng, shophouse v2 văn phòng cho thuê. Ngoài ra, cũng phải kể đến tập đoàn FLC tiếp tục thâu tóm quỹ đất khá lớn tại Cù Lao Xanh, Quy Nhơn để chuẩn bị cho chiến lược phát triển dự án nghỉ dưỡng mới trong 5 năm tới…

Tại Diễn đàn BĐS Việt Nam thường niên 2019 diễn ra tại TPHCM mới đây, nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng các yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thay đổi nhanh chóng của bản đồ BĐS nghỉ dưỡng này bao gồm việc cải thiện cơ sở hạ tầng với các đường bay quốc tế mới, chính sách khích lệ từ Chính phủ và sự đóng góp của các nhà đầu tư tư nhân. Có thể nói, Việt Nam đang có những đặc điểm tương tự như Thái Lan cách đây mười năm trước và do đó có thể đi theo định hướng phát triển tương tự.

Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, sự bùng nổ của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng biển Việt Nam được châm ngòi bởi những yếu tố như cơ sở hạ tầng cải thiện, lượng du khách quốc tế và trong nước tăng trưởng mạnh mẽ, các sản phẩm ngày càng đa dạng và chất lượng cao.

“Cũng không thể phủ nhận một thực tế là bất động sản nghỉ dưỡng đang trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn đối với cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Hội tụ đầy đủ những yếu tố này nên dễ hiểu tại sao thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam chưa bao giờ hết nóng”, bà Dung nhấn mạnh.

Một số ý kiến cũng cho rằng, việc phát triển hàng loạt dự án BĐS nghỉ dưỡng lớn ven biển hiện nay không hẳn không gây mối hoài nghi về khả năng tiêu thu. Rủi ro còn đến từ các yếu tố pháp lý như loại hình condotel chưa rõ ràng và còn đang bàn cãi nhiều. Hoặc căn cứ nào để ràng buộc trách nhiệm giữa người chủ sở hữu và bên quản lý về cam kết tỷ suất lợi nhuận hàng năm.

Tuy nhiên, về lâu dài tầng lớp trung lưu tại Việt Nam khi đạt quy mô và thu nhập cao hơn hiện tại sẽ nảy sinh nhu cầu ngôi nhà thứ hai. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), ở Việt Nam trung bình mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu, dự kiến đạt mốc 33 triệu người vào năm 2022. Do đó, nhu cầu về du lịch, nghỉ dưỡng và nhà ở theo đó sẽ tăng cao.

4.3/5 - (93 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức khác